3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xãhội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm tính theo giá cố định năm 2010 của 6 tháng đầu năm tăng 19,37% so với cùng kỳ năm 2018, với tổng giá trị sản phẩm là 2.039 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch (KH: 5.257 tỷ đồng). Trong đó ngành nông, lâm, thủy sản 620 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH 2.483 tỷ đồng); ngành công nghiệp - xây dựng 714 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2018 (KH 1.400 tỷ đồng); ngành thương mại - dịch vụ 705 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 1.374 tỷ đồng).
- Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch, theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần ngành thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, xét về mức độ và tiềm năng phát triển của địa phương thì tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo của cả nền kinh tế.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 1.230 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 2.050 tỷ đồng).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn ước đạt 3.355 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 6.100 tỷ đồng).
- Tổng thu ngân sách ước đạt 45,169 tỷ đồng (KH: 92,6 tỷ đồng), đạt 49% dự toán HĐND huyện giao, giảm 21,82% so với cùng kỳ năm 2018.
- Phát triển hạ tầng: Tỷ lệ đảm bảo tưới tiêu cho 81% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (KH 81%); nhựa hóa, bê tông hóa đường đến trung tâm xã đạt 100% (KH: 100%); 98,5% thôn, buôn có điện (KH: 98,5%); 97,5% hộ sử dụng điện (KH: 97,5%)
[13].
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
3.1.2.2.1. Ngành nông - lâm nghiệp:
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng và chăm sóc (tính đến ngày 18/6/2019) là 75.570,82ha, đạt 89,43% kế hoạch và đạt 101,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, diện tích cây hàng năm là 18.028 ha, đạt 67,64% kế hoạch, đạt 106,33% so với cùng kỳ năm 2018, diện tích cây lâu năm là 57.542,37 ha, đạt 99,5% kế hoạch, đạt 100% so với cùng kỳ năm 2018 (trồng mới và trồng tái canh là 395 ha, đạt 43,17% so với kế hoạch, đạt 100,3% so với cùng kỳ năm 2018).
- Chăn nuôi, thủy sản: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, công tác kiểm tra, kiểm soát và tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh được tăng cường và thực hiện tốt. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện không xảy ra ổ dịch bệnh nào trên đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc 53.224 con, đạt 89,45% kế hoạch, đạt 101,63% so với cùng kỳ năm 2018; tổng đàn gia cầm 303.000 con, đạt 90,99% kế hoạch, đạt 134,67% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 132 ha, đạt 101,54% so với kế hoạch, đạt 102,33% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng sản lượng là 155 tấn, đạt 79,49% kế hoạch, đạt 106,9% so với cùng kỳ năm 2018 [13].
- Lâm nghiệp: UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’Leo triển khai các Tổ kiểm lâm lưu động tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, mua bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; thành lập Tổ kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư; chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND, ngày 21/01/2019 của UBND huyện về thực hiện Phương án xử lý, thu hồi, giải toả và phục hồi lại rừng theo Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 03/CT- UBND của UBND tỉnh.
Tổng số vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng là 46 vụ (giảm 25 vụ so với cùng kỳ năm 2018); lâm sản tịch thu là 41,610 m3 (giảm 53,939m3 so với cùng kỳ năm 2018); tịch thu 75,375 ster củi (tăng 20,563 ster củi so với cùng kỳ năm 2018); tổng số tiền sau xử phạt là 424.700.000 đồng. Ngoài ra, tiếp nhận, chỉ đạo xử lý 112 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng do các đơn vị chủ rừng chuyển đến, với diện tích là 35,426ha, và đã xử lý vi phạm theo thẩm quyền, chuyển 01 vụ cho cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện để khởi tố vụ án [13].
3.1.2.2.2. Ngành công nghiệp, xây dựng:
Trong 6 tháng năm 2019, tình hình phát triển ngành công nghiệp diễn ra ổn định. UBND huyện tiếp tục thực hiện tốt chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển những ngành thế mạnh của huyện. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 2010) ước đạt 696,5 tỷ đồng, đạt 48,5% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.
UBND huyện chỉ đạo thực hiện rà soát các thôn, buôn, các hộ gia đình chưa có điện để đề nghị ngành điện sớm đầu tư; hướng dẫn các chủ đầu tư thuê đất thực hiện dự án công nghiệp, thương mại, các dự án điện gió, điện mặt trời hoàn chỉnh hồ sơ để được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư; trình Sở Khoa học và Công nghệ 02 đề án khuyến công năm 2019. Trong 6 tháng, tổ chức cấp giấy phép xây dựng cho 71 công trình nhà ở, với tổng diện tích xây dựng là 9.649,9 m2(tăng 06 công trình so với cùng kỳ 2018); thực hiện thẩm định 95 công trình theo thẩm quyền [13].
3.1.2.2.3. Ngành thương mại, dịch vụ:
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động bình thường, trong 06 tháng đầu năm giá cả các mặt hàng có sự biến động làm ảnh hưởng đến thị trường, trong đó có cà phê, hồ tiêu. Tuy nhiên, sức mua, bán của nhân dân vẫn ổn định, các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí,…phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 3.355 tỷ đồng, đạt 55%, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổ chức kiểm tra, nhắc nhở 18 cơ sở kinh doanh trong đợt cao điểm về chống gian lận thương mại, bình ổn giá lương thực, thực phẩm, vật tư hàng hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện trước, trong và sau Tết Nguyên Đán năm 2019, lập biên bản và xử lý vi phạm 03 cơ sở.
Phối hợp với Công ty TNHH ĐRT Mart tổ chức thành công Hội chợ xuân tại huyện; tổ chức đấu thầu chợ xã Ea Wy theo đúng Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND, ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh [13].
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số trung bình năm 2019 là 137.093 người, mật độ dân số 105 người/km2, có 197 thôn, buôn với 26 dân tộc, trong đó có 53 buôn dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm 26,9% số thôn, buôn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước đạt 6,5 ‰ (KH 13‰); mức giảm tỷ suất sinh ước đạt là 1,2‰ (KH 2‰).
Trong 06 tháng, UBND huyện đã giải quyết việc làm mới cho 1.256 người, đạt 62,8% kế hoạch; mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, với 350 người được đào tạo miễn phí; đã phối hợp với các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức
thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và công tác xuất khẩu lao động, 6 tháng đầu năm toàn huyện có 30 người đi lao động tại nước ngoài [13].
3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:
3.1.2.4.1.Thực trạng phát triển đô thị:
Huyện Ea H’Leo là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, có thị trấn Ea Drăng là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của huyện, được coi là trung tâm kinh tế tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk, tốc độ đô thị hóa cao, cơ sở hạ tầng đô thị của thị trấn Ea Drăng phát triển nhanh. Thị trấn Ea Drăng ngày càng phát triển cả về quy mô và chiều sâu, đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế góp phần gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện. Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Ea Drăng là 1.632,48 ha (đất sản xuất nông nghiệp 1.251,09 ha; đất ở 109,78 ha).
3.1.2.4.2. Thực trạng phát triển khu vực nông thôn:
Khu dân cư nông thôn của huyện phân bố trên 11 đơn vị hành chính cấp xã của huyện, tổng diện tích đất ở nông thôn là 982,28 ha. Cơ sở vật chất của các khu dân cư nông thôn còn hạn chế, khai thác sử dụng đất khu dân cư nông thôn chưa hợp lý. Một số thôn, buôn có quy mô số hộ còn nhỏ, diện tích chiếm đất lớn, tốn kém trong việc xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng (giao thông, điện,...). Nhu cầu sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu chuyển đổi chính từ trong khu dân cư nông thôn; việc hình thành các khu dân cư mới chủ yếu là các khu đất bán đấu giá, mở rộng khu dân c ư.
3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.2.5.1. Hệ thống giao thông - vận tải:
Huyện Ea H’Leo có Quốc lộ 14 chạy qua kết nối liên xã giữa trung tâm huyện với các xã trong huyện. Đây là tuyến giao thông huyết mạch của huyện, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như sự giao lưu trao đổi hàng hóa với các huyện, thị của tỉnh Đắk Lắk và kết nối với vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, còn có các tuyến đường giao thông là đường Tỉnh lộ kết nối với các huyện liền kề.
Huyện đã triển khai thực hiện đầu tư hệ thống giao thông nội thị, liên xã và giao thông nông thôn; chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT đối với xe vận tải hành khách hoạt động đưa, đón học sinh trên địa bàn huyện; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh triển khai chương trình tuyên truyền, tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho nhân dân trên địa bàn huyện,... Trên địa bàn huyện có một bến xe khách liên tỉnh, định hướng đến năm 2020 sẽ hình thành thêm 01 bến xe tải để phục
vụ nhu cầu vận tải trong huyện và hoàn chỉnh thông tuyến đường Hồ Chí Minh (tuyến tránh thị trấn Ea Drăng).
3.1.2.5.2. Hệ thống thuỷ lợi:
Toàn huyện có 39 hồ đập lớn nhỏ, hệ thống các công trình thủy lợi kết hợp với hệ thống suối và các giếng đào, giếng khoan; đáp ứng tưới chủ động cho khoảng 81% diện tích các loại cây trồng cần tưới (cà phê, tiêu,…).
3.1.2.5.3. Hệ thống mạng lưới điện:
Hệ thống điện đã được đầu tư đến hầu hết các thôn, buôn trên địa bàn huyện, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay, toàn huyện có 98,5% thôn, buôn có điện và 97,5% số hộ được sử dụng điện.
3.1.2.5.4.Hệ thống thông tin liên lạc:
Hệ thống bưu chính viễn thông của huyện phát triển mạnh và được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Hiện tại, có 78 trạm thu phát tín hiệu viễn thông. Nhìn chung, hệ thống mạng bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện hoạt động khá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định và Internet của cơ quan và người dân.
3.1.2.5.5. Giáo dục và đào tạo:
Năm học 2019-2020, toàn huyện có 70 trường học các cấp, với 36.520 học sinh, trong đó có 14.458 học sinh DTTS. Cơ sở vật chất đã và đang từng bước được đầu tư nâng cấp, hiện toàn huyện có 869 phòng học, trong đó có 523 phòng kiên cố. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, đến nay đã có 30 trường đạt chuẩn quốc gia. tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 75,2%; tỷ lệ huy động mẫu giáo 5 tuổi đạt 98%; tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,4%; tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành tiểu học vào lớp 6 đạt 99,1%. Ngoài ra, công tác khảo sát chất lượng, kiểm tra toàn diện tại một số trường học được chú trọng thực hiện góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, chất lượng dạy học.
3.1.2.5.6. Y tế:
Tiếp tục thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh tại các tuyến y tế, thực hiện tốt chế độ, chính sách cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế và trẻ em dưới 6 tuổi. Trong 6 tháng đầu năm, số lượt người đến khám chữa bệnh ước đạt 84.277 bệnh nhân (giảm 12.060 bệnh nhân so với cùng kỳ); điều trị nội trú cho 6.824 người; số bệnh nhân chuyển viện là 573 người; số bệnh nhân tử vong là 7 người; số bệnh nhân phẫu thuật là 254 người.
Công tác phòng, chống dịch thường xuyên được chú trọng, ngành y tế đã chủ động chuẩn bị phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, Zika, sốt rét, tiêu chảy, cúm A, Ebola, viêm não Nhật bản B, dịch hạch, dịch sởi, tay chân miệng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân, kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.1.2.5.7.Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:
Các hoạt động thông tin tuyên truyền luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của huyện, thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH của các địa phương. Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, thư ̣c hiện tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin trên địa bàn, đảm bảo tuân thủ hoạt động theo quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phươ ng. Tổ chức kiểm tra, xử lý các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa.
Hoạt động của đài truyền thanh-truyền hình huyện và hệ thống phát thanh cơ sơ ̉ diễn ra bình thường. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, được duy trì tổ chức thường xuyên, giúp rèn luyện sức khỏe nhân dân và tạo điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong cán bộ, công nhân, viên chức trên địa bàn huyện.
3.1.2.5.8. Công tác chính sách xã hội:
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, giải quyết chế độ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách theo đúng quy định; tổ chức thực hiện cấp gạo cứu đói nhân dịp tết Nguyên đán và dịp giáp hạt năm 2019.
Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 612, số trẻ em nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 5.910 em; công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em được quan tâm thực hiện. Sáu tháng đầu năm 2019, tổ chức khám sàng lọc bệnh tim cho 836 em; đăng ký phẫu thuật bệnh dị tật vận động, sứt mô hở hàm ếch cho 57 em; tăng 145 suất quà cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán 2019; đề nghị tặng học bổng, xe đạp cho 89 em
Công tác dân tộc luôn được quan tâm đầu tư về mọi mặt, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục phát triển; các chính sách về an sinh xã hội, các hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội truyền thống được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện; đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện; các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc đã và đang tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, thực hiện; thực hiện thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán 2019.
Các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quan tâm làm tốt công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sang chiến đấu theo kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; chỉ đạo lực lượng quân báo theo dõi chặt chẽ diễn biến tại cơ sở, phối hợp, giữ vững ổn định an ninh chính trị; xây dựng các văn kiện diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2019; thực hiện tuyển quân năm 2019 đạt 100% chỉ tiêu, với quân số 179 người; củng cố, kiện toàn lực lượng dân quân tự vệ đạt tỷ lệ giao, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao. Triển khai công tác tập huấn, huấn luyện, luyện tập theo đúng kế hoạch [13].