3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xãhội huyệnEa H’leo
3.1.1. Những thuận lợi:
Khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng phân chia thành những vùng có tính đặc thù riêng biệt, đặc biệt vùng đất Bazan thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, tiêu và các loại cây trồng ngắn ngày khác, hình thành các vùng chuyên canh lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa nông lâm sản mang tính cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản.
Hệ thống khe suối dày đặc, kết hợp với điều kiện địa hình là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, điều tiết cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp điện năng.
Nằm ở khu vực cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Gia Lai và có Quốc lộ 14 và tỉnh lộ 15 chạy qua; là điều kiện giao thương thuận tiện với các huyện trong tỉnh nói riêng và các tỉnh trong khu vực Tây nguyên nói chung.
Diện tích rừng khá lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho ngành chế biến gỗ và công nghiệp giấy trong tương lai. Đồng thời, với việc giao đất giao rừng, kết hợp với mô hình kinh tế vườn rừng, nghề rừng sẽ là nhân tố đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế nông thôn. Tài nguyên khoáng sản tại một số địa bàn, có thể phát triển công nghiệp khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến và xây dựng.
Công tác văn hoá, y tế, giáo dục,... dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân và sự phát triển của huyện.
Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hóa chuyên môn ngày càng cao là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năng lực trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tổ chức sản xuất kinh doanh có nhiều kinh nghiệm,... là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo.
3.2.2. Những khó khăn và thách thức:
Trong phát triển kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng chưa bền vững. Sự gia tăng dân số tự nhiên, dân số tăng cơ học và sự hình thành các khu đô thị, khu tái định cư phải cần một quỹ đ ất để xây dựng nhà ở, bố trí sắp xếp lại dân cư.
Tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, tiến độ chậm do thiếu kinh phí đầu tư và sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự tích cực sâu sát, còn có ý trông chờ ỉ lại nguồn vốn cấp trên.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn và phát triển dịch vụ của huyện còn chậm so. Đời sống nhân dân còn thấp, tỷ lệ nghèo còn cao, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông, sản xuất nông lâm nghiệp; sự phân bố lao động giữa các ngành chưa được hợp lý, đây là những thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Để nâng cao mức sống dân cư thì vấn đề đặt ra là giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội, tạo nguồn thu nhập cho người lao động góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng còn nhiều vấn đề phải được giải quyết, đặc biệt là đường giao thông, nước sạch, các công trình công cộng, văn hoá, thể dục thể thao, các khu vui chơi giải trí, các cụm thương mại.
Mức độ tưới tiêu chủ động còn rất thấp nên khi bị các hiện tượng cực đoan của biến đ ổi khí hậu (hạn hán, nắng nóng, mưa nhiều,..) sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho việc cung cấp nước tưới và phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng. Việc thu hồi đất của các nông, lâm trường gặp khó khăn nên việc thực hiện chương trình giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa thực hiện được. Nhiều hạng mục công trình dự án rất cần thiết thực hiện trong năm kế hoạch nhưng do thiếu nguồn vốn nên chưa thực hiện được.