Lịch sử phát triển của nhà ở xã hội trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 27 - 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.1. Lịch sử phát triển của nhà ở xã hội trên thế giới

Nguồn gốc ra đời của nhà ở xã hội bắt nguồn từ sựgia tăng dân số tại các thành phố lớn xuất phát từ cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ 19. Tình trạng nghèo khổ, bệnh tật và thiếu nhà ở nảy sinh ở khắp nơi. Trong bối cảnh đó, một số nhà hảo tâm đã cho xây dựng các khu nhà ở tập thể như khu Saltaire (1853) hay khu Port Sunlight (1888). Vào năm 1885, hoàng gia Anh ban hành "Đạo luật nhà ở cho tầng lớp lao

động", hỗ trợ khuyến khích tầng lớp lao động cải thiện điều kiện ở của họ. Dự án nhà

ở xã hội đầu tiên được khởi xướng năm 1890 tại phố Boundary và hoàn thành năm

1900 (hình 1.4).

Hình 1.4. PhốBoundary năm 1890

Nguồn [21]

Thành công của dựán đã thúc đẩy nhiều địa phương xây dựng những công trình

tương tự trong những năm đầu thế kỷ 20. Chiến tranh thế giới thứ nhất gián tiếp cung cấp một động lực mới, khi nhu cầu nhà ở cho nhân dân và binh sĩ trở nên đáng báo động. Điều này dẫn đến chiến dịch xây dựng nhà ở cho những người lính trở về từ

chiến trường thông qua các khoàn trợ cấp, được ghi vào Luật nhà ởnăm 1919 tại Anh. Các dự án nhà ở xã hội cũng bắt đầu được thử nghiệm ở các quốc gia Châu Âu và Mỹ

trong những năm 1930, và trở nên phổ biến trên toàn thế giới sau chiến tranh tế giới thứ hai.

Những kiến trúc sưđầu tiên nghiên cứu vấn đề nhà ở xã hội có thể kểđến kiến

trúc sưLe Corbusier (người Pháp), kiến trúc sư Vesni và Lomoxop (người Nga), kiến

trúc sư Walter Gropius (người Đức)... Họ nghiên cứu những không gian sống tối thiểu nhất cho con người từ những không gian đơn giản như phòng ngủ, khu vệ sinh, bếp... Theo kiến trúc sư Le Corbusier chiều cao tối đa cho nhà vệ sinh, phòng ngủ là 2,25m, còn đối với phòng khách là 3,5m. Một trong những dựán đáng chú ý nhất là khu nhà Corbusierhaus ở Berlin, Đức. Hoàn thành vào năm 1959, nó được coi như một biểu

tượng về nhà ở thời bấy giờ, và cũng là mô hình kinh điển cho các dự án về nhà ở xã hội sau này (hình 1.5).

Hình 1.5. Khu nhà Corbusierhaus ởBerlin, Đức

Nguồn [21]

Đặc điểm nhà ở xã hội thế kỷ 20 là mặt bằng theo kiểu hành lang giữa, mỗi căn

hộ chỉ có từ 1 - 2 phòng ngủ. Mặt đứng đơn điệu, vuông vắn theo đúng lý tưởng của chủ nghĩa công năng. Hình 1.6 giới thiệu khu nhà ở xã hội tại Philadelphia (Mỹ) và

Salford (Anh) được xây dựng trong thời kì này [21].

Hình 1.6. Nhà ở xã hội tại Philadelphia (Mỹ) và Salford (Anh)

Nguồn [21]

Bước sang thế kỉ 21, nhà ở xã hội đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, góp phần giải quyết bài toán nhà ở vốn nan giải ở hầu hết mọi quốc gia. nhà ở xã hội trở

thành một mô hình kiểu mẫu giúp giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, phát triển từ

ngay cảở những nước công nghiệp như Mỹ, Đức, Pháp hay ởcác nước châu Á lân cận

hội là Nhà nước đưa ra được các khoản hỗ trợ tài chính và quan trọng nhất là tăng cường khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp và người dân tham gia phát triển nhà ở xã hội. Do đó những công trình nhà ở xã hội mới ngày càng hiện đại, đem lại tiện nghi cho người sử dụng.

1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại một sốnước tại khu vực châu Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 27 - 29)