Tình hình xây dựng nhà ở xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 33 - 38)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.3. Tình hình xây dựng nhà ở xã hội ở Việt Nam

1.2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển mô hình nhà ở xã hội ở Việt Nam

Từsau năm 1954, ở Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện loại hình nhà ởchung cư ở

một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu...Ở miền Bắc, ngay từ những năm 1960-1970, nhà nước đã có chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho

người dân, trong đó tập trung việc phát triển các nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho cán bộ công nhân viên chức thuê với mức giá rẻ. Trong thời gian này nhà nước đã cho xây dựng khá nhiều khu tập thể tại Hà Nội như tiểu khu Kim Liên, khu tập thể Giảng Võ, Bách Khoa, Trung tự, Thành Công, Thanh Xuân Băc... (hình 1.16, 1.17), với đặc

điểm: nhà bê tông lắp ghép kiểu block, chiều cao tối đa 5 tầng, mặt bằng dạng tấm, kiểu hành lang giữa hoặc bên, các căn hộđộc lập tương đối khép kín, diện tích khoảng 20-40m2, chỉ tiêu diện tích 6m2/ người.

Hình 1.10. Tiểu khu nhà ở Kim Liên - mặt bằng tầng điển hình

Nguồn: [21]

Hình 1.11. Khu tập thể Thanh Xuân Bắc - mặt bằng tầng điển hình, mặt cắt Nguồn: [21]

Khái niệm nhà ở xã hội đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong văn bản pháp luật là Luật Nhà ở 2005 với định nghĩa nhà ở xã hội là “Nhà ở do Nhà nước hoặc tổ

chức, cá nhân đầu tư xây dựng để cho các đối tượng quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này thuê hoặc thuê mua”. Hiện này, sau cơn bão chứng khoán, rồi bất động sản, rồi chung cư cao cấp, hơn lúc nào hết, nhà ở xã hội đang là mối quan tâm hàng

chức có thu nhập ổn định ở mức trung bình đều mong muốn sở hữu một không gian sống tối thiểu. Đó là mong muốn chung của toàn xã hội.

Về kiến trúc, nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn theo kiểu hành lang giữa hoặc hành lang bên. Mỗi căn hộ có diện tích 30 - 70m2, gồm 1 - 3 phòng ngủ. Đa số các căn hộ chỉ có 1 mặt thoáng, thiếu các không gian xanh, sinh hoạt cộng

đồng. Mặt đứng đơn điệu, chủ yếu trang trí bằng màu sắc. Hình 1.18 đưa ra một số

dạng nhà ở xã hội hiện đang được xây dựng ở Việt Nam [21].

Hình 1.12a. Nhà ở xã hội Lilama SHB - TP. Hồ Chí Minh

Đặc điểm: - Mặt bằng dạng hành lang giữa; Căn hộ 2-3 phòng ngủ, diện tích 50-72 m2 - Tất cả các phòng ngủ và phòng khách đều tiếp xúc với thiên nhiên - Không có diện tích trồng cây xanh

Hình 1.12b. Nhà ở xã hội An Binh Tower - Hà Nội

Đặc điểm: - Mặt bằng dạng tháp; Căn hộ 1-2 phòng ngủ, diện tích 43-65 m2

- Tất cả các phòng ngủ và phòng khách hầu hết đều tiếp xúc với thiên nhiên - Phần sảnh tương đối rộng, không có diện tích trồng cây xanh

Hình 1.12c. Nhà ở xã hội Becamex - Bình Dương

Đặc điểm: - Căn hộ dạng gác xép, 1-2 phòng ngủ, diện tích 30-60 m2 - Tất cả các phòng đều tiếp xúc với thiên nhiên

Hình 1.12. Một số khu nhà ở xã hội ở Việt Nam hiện nay

Nguồn: [21]

1.2.3.2. Tình hình phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII tại kỳ họp thứ6 đã có Nghị

quyết về nhiệm vụ trọng tâm của thành phố 6 tháng cuối năm 2006, trong đó nêu rõ:

“... Điều 2. Thống nhất chủtrương xây dựng thí điểm quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, giao UBND thành phố tổng kết các mô hình xây dựng nhà ở xã hội đã triển khai trên địa bàn thành phố trong thời gian qua ....; không hình thành các khu nhà ở chất lượng thấp, khu ổ chuột trong tương lai. Cơ chế thực hiện thí điểm phải có

điều kiện và khảnăng nhân ra diện rộng ...”

Thành ủy Hà Nội đã thống nhất chủtrương xây dựng thí điểm quỹ nhà ở xã hội

trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010 tại chương trình số 11/CTr-TU ngày 04

tháng 8 năm 2006.

Thực hiện chương trình này, UBND thành phốđã xây dựng “Chương trình đầu

tư xây dựng thí điểm nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2008” với một số nội dung chính sau:

- Loại hình đầu tư:

+ Nhà ở xã hội đầu tư 100% vốn từ ngân sách thành phố, mô hình dạng căn hộ

+ Nhà ở xã hội đầu tư ứng trước từ ngân sách thành phố, mô hình dạng căn hộ

cho thuê mua, thời gian hoàn vốn ngân sách nhà nước là 20 năm.

+ Nhà ở xã hội cho công nhân lao động thuê bằng nguồn vốn ứng trước của ngân sách thành phố, thời gian hoàn vốn ngân sách nhà nước là 25 năm.

- Quy mô đầu tư:

+ Nhà ở cho thuê tại khu đô thị mới Việt Hưng với 500 căn hộ, tổng mức đầu tư

109 tỷđồng;

+ Nhà ở cho thuê mua tại khu đô thị mới Việt Hưng với 300 căn hộ, tổng mức

đầu tư là 63 tỷđồng và khu đô thị mới Nghĩa Đô – Dịch Vọng với 100 căn hộ, tổng mức đầu tư 13,5 tỷđồng;

+ Nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long với 864 căn hộ, giải quyết chỗở cho 9.100 công nhân, tổng mức đầu tư 317 tỷđồng.

1.2.3.3. Tình hình phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh

Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 114/2006/QĐ- UBND ngày 21/7/2006 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình nhà ở (giai đoạn 2006 - 2010), theo đó đến 2010 thành phố sẽ xây dựng 25.000 căn hộcho người có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang thuê, thuê mua; 20.000 phòng cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuê ở; 200 căn

nhà công vụ. Dự kiến sẽ có khoảng 3.000 đến 5.000 căn hộ chung cư phục vụ cho các

đối tượng này dưới dạng thuê và thuê mua.

Các dự án nhà ở xã hội đã được triển khai xây dựng và hoàn thành trong năm

2009 là dự án Tân Mỹở quận 7 (600 căn), dự án khu chung cư An Sương (176 căn)

của Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn. Các dự án nhà ở xã hội đang chuẩn bị thủ tục đầu

tư và khởi công xây dựng trong năm 2009, hoàn thành trong năm 2010 là các dự án tại 35 Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) của Quỹ Phát triển nhà ở TP, dự án tại phường Bình

Hưng Hòa A (quận Bình Tân) của Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị, 8 dự án nhà ở xã hội của Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn, 4 dự án của Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn.... Thành phố Hồ Chí Minh là một trong ít địa phương thành lập Quỹ phát triển nhà ở theo điều 52 Luật Nhà ở. Hiện nay, Quỹ Phát triển nhà ở TP đang triển khai

chương trình vay vốn ưu đãi tạo lập nhà ở cho đối tượng công chức có thu nhập thấp, có hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh, có thời gian công tác từba năm trởlên. Đối tượng này phải có trước tối thiểu 30% giá trịcăn hộ cần mua, mức vay tối đa 70% giá trịcăn

hộ nhưng không vượt quá 300 triệu đồng/hồ sơ, lãi suất 9,9%/năm (thành phố hỗ trợ 3%/năm, người vay phải trả6,9%/năm), thời hạn vay tối đa 15 năm.

1.2.3.4. Tình hình phát triển nhà ở xã hội tại Bình Dương

Thực hiện ý kiến chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3073/VPCP ngày 06/6/2007, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã xây dựng chương trình đầu tư

xây dựng thí điểm nhà ở xã hội. Theo đó, từ nay đến năm 2010, tỉnh Bình Dương sẽ

xây dựng 12 chung cư nhà ở xã hội, giải quyết chỗởcho trên 7.000 người.

Nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ứng trước (hoàn vốn trong 20-30 năm) kết hợp với vốn doanh nghiệp.

Các khu chung cư này sẽ phân bố chủ yếu ở các huyện có khu công nghiệp tập

trung đông, trong đó riêng khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị sẽ xây dựng sáu

chung cư.

Trong năm 2008, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã cho khởi công xây dựng 3 dự án nhà ở xã hội theo chương trình trên.

1.2.3.5. Tình hình phát triển nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Ðà Nẵng được coi là địa phương đạt được nhiều thành công trong việc phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, phải kể đến chính sách thu hút đầu tư và chính sách tài

chính mà thành phần đã thực hiện nhằm tạo điều kiện đểngười thu nhập thấp có chỗở ổn định.

Thành phố tập trung giải phóng mặt bằng, giao "đất sạch", miễn giảm thuếđất, kêu gọi doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, làm cầu nối cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng, tổ chức tài chính... hay sử dụng một phần vốn ngân sách để hỗ trợ giảm giá bán, dùng ngân sách mua lại một phần dự án... tạo nên bước đột phá trong phát triển nhà ở xã hội. Thể hiện rõ nét nhất về thành tựu của địa phương này đó là việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư mà địa

phương đã thực hiện.

Một trong những dự án nhà ở xã hội đầu tiên được xây dựng tại Ðà Nẵng do doanh nghiệp đầu tư là khu chung cư số 2 Nguyễn Tri Phương, chủ dự án là Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và phát triển nhà (Vicoland). Dựán này đã được đưa vào

sử dụng. Với diện tích 3.672 m2, chia làm 147 căn hộ, diện tích mỗi căn hộ từ52 đến 65 m2, là mô hình chung cư đầu tiên ở Ðà Nẵng dành cho người có thu nhập thấp đạt tiêu chuẩn về chất lượng xây dựng. Dự án này cũng được UBND thành phố Ðà Nẵng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi và sử dụng ngân sách mua lại một phần các căn hộđể

giải quyết chỗ ở cho cán bộ viên chức... Với những doanh nghiệp tham gia xây nhà ở

xã hội, chính quyền thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục, giao mặt bằng "sạch", miễn giảm thuếđất, làm cầu nối cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ

Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng, tổ chức tài chính với lãi suất ưu đãi, sử dụng

Về chỗ ở cho học sinh, sinh viên, hiện thành phốđã hoàn thành khu ký túc xá phía tây gồm sáu khối nhà với khoảng 700 phòng, đủ bố trí cho gần 6.000 sinh viên. Ngoài ra, các khu ký túc xá khác tại đông nam hồ Bàu Tràm, khu Tuyên Sơn cũng đã thi công xong phần thô, đang được các đơn vị hoàn thiện. Hiện nay, Ðà Nẵng là một trong các thành phốđứng đầu cảnước trong phát triển nhà ở xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 33 - 38)