Kinh nghiệm giải quyết nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại một số nước tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 29 - 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại một số nước tạ

1.2.2.1. Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, nhà ở xã hội chủ yếu có mặt bằng dạng đơn nguyên, bố cục chặt chẽ, tiết kiệm giao thông và không gian công cộng. Mặt bằng căn hộ liên hoàn giữa phòng khách và ăn, ưu tiên phòng khách và phòng ngủ chính giáp với mặt thoáng ngoài nhà (xem bảng 1.1) [21]. Bảng 1.1. Một số giải pháp tổ chức mặt bằng nhà ở xã hội tại Trung Quốc Mặt bằng nhà Đặc điểm - Mặt bằng dạng đơn nguyên, nhà có từ 7-11 tầng, mỗi tầng 4 căn hộ; - Diện tích trung bình căn hộ: 66,9m2 - Mặt bằng dạng đơn nguyên, nhà có từ 12-18 tầng, mỗi tầng 4 căn hộ; - Diện tích trung bình căn hộ: 56,8m2 Mặt bằng nhà Đặc điểm - Mặt bằng dạng đơn nguyên, nhà có từ 12-18 tầng, mỗi tầng 5 căn hộ; - Diện tích TB căn hộ: 75,6m2 - Mặt bằng dạng tháp, nhà cao trên 18 tầng, mỗi tầng 8 căn hộ; - Diện tích TB căn hộ: 62,6m2

1.2.2.2. Tại Philippines

Philippines đã thực hiện chương trình nhà ở quốc gia từnăm 1978, bao gồm: Thứ nhất, quy định về quy hoạch và sử dụng đất, các nguyên tắc tiêu chuẩn về

xây dựng và mở rộng đất.

Thứhai, giao cho cơ quan quản lý nhà ở quốc gia chịu trách nhiệm cung cấp

nhà cho các gia đình có thu nhập thấp.

Thứ ba, tập đoàn tài chính thế chấp nhà ở quốc gia cung cấp tài chính cho các hợp tác xã để mua lại đất mà họđã chiếm hữu; tập đoàn kinh doanh bảo hiểm và bảo hành nhà có trách nhiệm hỗ trợ vốn cho các công ty tư nhân xây dựng nhà ởcho người có thu nhập thấp.

Thứtư, Luật Nhà ở năm qui định các công ty phát triển dựán khu dân cư phải dành 20% quỹđất hoặc 20% tổng chi phí của dựán để xây dựng nhà ở vì mục đích xã hội bao gồm: giải tỏa và cải tạo các khu ổ chuột; xây dựng và nâng cấp nhà ở cho

người có thu nhập thấp và trung bình.

Thứnăm,Philippines ban hành các luật điều chỉnh giá thuê đất và nhà ở, Luật cải cách ruộng đất toàn diện, Luật cải cách đất đai đô thị nhằm bình ổn giá đất, giá nhà và chỉnh trang đô thị [21].

1.2.2.3. Tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, nhà ở cho người thu nhập thấp đều được xây cao tầng tại các

vùng ven đô thị. Các thiết kế của người Nhật luôn thể hiện sự hiện đại bên ngoài và tính truyền thống, tối ưu bên trong từng căn hộ: Hệ thống vách ngăn nhẹ, nội thất đơn

giản, gọn gàng tiết kiệm diện tích tối đa. Bên cạnh đó Nhật Bản luôn là một trong những nước đi đầu trong việc đưa khoa học kĩ thuật vào công trình, nhằm mục tiêu phát triển bền vững và tiết kiệm chi phí vận hành, sử dụng.

Hình 1.7. Nhà ở xã hội Tulou với thiết kế lấy ý tưởng từ mẫu nhà truyền thống có từ 300 năm trước tại Trung Quốc

Hình 1.8. Nhà ở xã hội East Core Hikifune (2009) gồm nhiều căn hộ có gác xép

Nguồn: [21]

1.2.2.4. Tại Singapore

Thành công của Singapore là chương trình phát triển nhà ở công cộng, Chính phủ đã tạo mọi thuận lợi đểngười dân được sở hữu ngôi nhà của mình. Từ một nước kém phát triển với hơn 70% hộ gia đình sống trong những khu nhà ở chật chội, xuống cấp, mất vệ sinh; 1/4 dân số sống ở các khu nhà ổ chuột và 1/3 người khác sống trong các khu nhà tự phát ven thành phố của những năm trước 1960. Đến nay Singapore đã có trên 93% dân số có sở hữu nhà (trong đó có hơn 80% đang ở nhà giá thấp). Chính sách phát triển nhà ở Singapore là:

Thứ nhất, Singapore có chính sách hợp lý về nhà ở, từ những năm đầu 1960,

Singapore đã thành lập “Ủy ban phát triển nhà” nhằm quy hoạch và phát triển những thị trấn mới, làm mới và cải tạo các khu nhà ởđểđáp ứng đủ nhà ở cho dân. Đến năm

1964, Singapore bắt đầu thực hiện chính sách người người có nhà ở và từ năm 1968

thực hiện chế độ "để dành tiền mua nhà". Phần lớn những gia đình ở tại các căn hộ khép kín đều mua nhà theo hình thức để dành tiền do Nhà nước Trung ương đứng ra quản lý.

Thứ hai, Chính phủ có những chính sách, pháp luật đồng bộ. Nhà nước ban bố

"Pháp lệnh vềtrưng dụng đất đai" bảo đảm có đủđất dùng, nhà nước chịu trách nhiệm giải tỏa, di dời đối với các tổ chức và cá nhân có đất bị trưng dụng. Đến năm 1996,

Singapore đã xây dựng được 30 đô thị mới, cung cấp gần 5.000 ha đất cho kế hoạch phát triển nhà ở công cộng, trong đó 99,4% là quỹđất của Ủy ban phát triển nhà, đảm bảo nhà ở cho 87% dân sốSingapore, tương đương trên 650.000 căn hộchung cư [21].

Hình 1.9. Một số khu nhà ở tiêu biểu ở Singapore

Hình 1.9a. Khu nhà ở Linear Green

Đặc điểm: - Nhà tấm, mặt bằng trải dài, mỗi cụm thang kết nối với 6 căn hộ

- Tất cảcác căn hộđều có 3 mặt thoáng. Mặt đứng sinh động

Hình 1.9b. Khu nhà ở Sri Geylang Serai

Đặc điểm: - Nhà tấm, mặt bằng trải dài, kiểu hành lang giữa, sân trong - Thiết kế mở, thông thoáng. Mặt đứng sinh động

Hình 1.9c. Khu nhà Commonwealth View

Đặc điểm: - Mặt bằng tự do

- Thiết kế mở, mỗi căn hộđảm bảo ít nhất 2 mặt thoáng.Mặt đứng sinh động

Hình 1.9d. Khu nhà ở Atrina

Đặc điểm: - Mặt bằng tựdo, các căn hộ bố trí theo hình vòng cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 29 - 33)