Thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 38 - 39)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.4. Thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại tỉnh Đồng Nai

Theo mục tiêu tại Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh được ban hành tại Nghị quyết số 117/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh và Quyết định số2568/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh: Năm 2014 - 2015 hoàn thành

1.500 căn nhà ở xã hội; đã thực hiện như sau:

- Năm 2014 hoàn thành 875 căn, gồm 428 căn Chung cư A1,A2 đường Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa; 447 căn của Công ty IDICO tại huyện Nhơn Trạch.

- Năm 2015 hoàn thành 726 căn, gồm: 254 căn thuộc dự án của Công ty IDICO tại huyện Nhơn Trạch; 288 căn thuộc Chung cư B1, B2 đường Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa; 184 căn thuộc dự án Công ty Xuân Mai tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa.

- Tổng cộng giai đoạn năm 2014 - 2015 đã hoàn thành 1.601 căn nhà ở xã hội,

vượt 101 căn so với kế hoạch đềra là 1.500 căn.

Thực tế cho thấy hiện nay, tại tỉnh Đồng Nai, công nhân lao động chủ yếu ở

trong các khu nhà trọ do các cá nhân, hộgia đình đầu tư xây dựng. Các nhà trọ này tuy

đáp ứng được tiêu chuẩn diện tích 5m2/người, nhưng nhìn chung chưa đảm bảo các yếu tố như: giao thông thông thoáng, cấp thoát nước, an ninh, phòng cháy chữa cháy, vệsinh môi trường. Nhu cầu nhà ở công nhân cho thấy giai đoạn từnay đến năm 2020, có hơn 190 ngàn công nhân lao động có nhu cầu về nhà ở xã hội. Trong đó, công nhân

các khu, cụm công nghiệp khoảng 139 ngàn người; công nhân ở ngoài các khu, cụm công nghiệp là 51 ngàn người.

Kế hoạch của tỉnh đặt ra là trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ hoàn thành 20 ngàn căn nhà ở xã hội, nhưng đến đầu năm 2018 mới đạt hơn 2.700 căn. Như vậy trong gần 3 năm tới phải hoàn thành gần 17.300 căn nữa mới đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân

khiến các dự án nhà ở xã hội ì ạch là vì thiếu vốn đầu tư vì từ đầu năm 2017, các dự án

nhà ở xã hội đang triển khai đều chựng lại vì Chính phủ chấm dứt gói vay ưu đãi 30 ngàn tỷ đồng, sau đó chuyển qua gói vay ưu đãi khác từ ngân hàng chính sách xã hội.

Tuy nhiên, đến nay nguồn vốn cho ngân hàng chính sách xã hội vẫn chưa được phân bổ nên các doanh nghiệp đang đầu tư nhà ở xã hội đành phải chậm tiến độ, vì thiếu vốn đầu tư. Những doanh nghiệp đủ tiềm lực để thực hiện lại lo lắng nhà xây dựng xong, người lao động không được vay vốn ưu đãi để mua nhà thì nhà đầu tư cũng rất khó tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại tỉnh đồng nai giai đoạn 2018 2025 (Trang 38 - 39)