- Về đấu tranh vũ trang:
4.2.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh.
xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh.
- Đây là quan điểm cơ bản của Đảng ta chỉ đạo xuyên suốt quá trình đấu tranh cách mạng, thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay trong quá trình chiến tranh. Muốn duy trì được sức mạnh đánh thắng kẻ thù xâm lược, phải kiên cường trụ bám, củng cố và giữ vững hậu phương chiến lược và hậu phương trên từng hướng chiến trường, trên từng địa phương. Từng địa phương cũng như cả nước phải phát huy cao nhất nội lực vừa chiến đấu, vừa xây dựng, vừa tích cực đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực lấy vũ khí của địch để đánh địch.
- Đây là một kinh nghiệm đồng thời là một truyền thống chống giặc ngoại xâm trước đây cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nếu chiến tranh có xảy ra chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, cuộc chiến đó sẽ diễn ra quyết liệt ngay từ đầu.
- Quy mô chiến tranh, thương vong về người, hao tổn về vật chất kỹ thuật sẽ rất lớn, nhu cầu bảo đảm cho chiến tranh và ổn định đời sống nhân dân đòi hỏi cao và khẩn trương. Vì vậy muốn duy trì được sức mạnh để đánh thắng kẻ thù xâm lược, ta cần phải có tiềm lực kinh tế, quân sự nhất định bảo đảm cho tác chiến giành thắng lợi.
- Vì vậy trong chiến tranh ta phải: vừa kháng chiến vừa duy trì và đẩy mạnh sản xuất bảo đảm nhu cầu vật chất kỹ thuật cho chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân.
- Ta phải thực hành tiết kiệm trong xây dựng và trong chiến tranh, lấy của địch đánh địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta. Không ngừng tăng thêm tiềm lực cho chiến tranh, càng đánh càng mạnh.