- Đảng và Nhà nước có chính sách khai thác nguồn lực và vốn đầu tư trong và ngoài nước để thưc hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội và QP&AN, nhất là đối vớ
7.1.3. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược
7.1.3.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
- Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần. Đó là cuộc kháng chiến gian khổ (Từ năm 214 trước công nguyên) dưới sự lãnh đạo của Vua Hùng và Thục Phán, nhân sự suy yếu của triều đại hùng vương cuối cùng. Thục Phán, một thủ lĩnh người Âu Việt đã thay thế Vua Hùng, thống nhất 2 bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành lập nhà nước Âu Lạc, dời đô về Cổ Loa, Hà Nội. Nhà nước Âu Lạc kế thừa Nhà nước Văn Lang trên mọi lĩnh vực.
- Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần, cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương chống quân xâm lược của Triệu Đà (từ năm 184 đến năm 179 trước công nguyên) bị thất bại, nước ta rơi vào thời kỳ bắc thuộc (hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ).
7.1.3.2. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến thế kỷ thứ X.
- Trong hơn một nghìn năm (từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938) đất nước ta luôn bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ từ Triệu, Hán, Lương đến nhà Tùy, Đường… Nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần bất khuất kiên cường và bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn, phát huy tinh hoa của nền văn hóa dân tộc và quyết đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 đã giành được độc lập. Nền độc lập được khôi phục và giữ vững trong vòng 3 năm.
- Năm 248 Triệu Thị Trinh (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân của người con gái núi Nưa (Triệu Sơn - Thanh Hóa) làm cho kẻ thù nhiều phen kinh hồn bạt vía. Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn thể Giao Châu đều trấn động. Mặc dù bà Triệu cùng nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhưng kẻ thù có sức mạnh vượt trội và đàn áp rất khốc liệt nên khởi nghĩa cũng thất bại.
- Mùa xuân năm 542 phong trào yêu nước của người Việt lại bùng lên mạnh mẽ, rầm rộ. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lý Bôn, anh hùng hào kiệt bốn phương cùng toàn dân đứng lên lật đổ chính quyền nhà Lương. Sau đó, nghĩa quân liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công của kẻ thù. Đầu năm 544 Lý Bôn lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
- Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687.
- Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm 722.
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 766 đến năm 791.
- Trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và họa xâm lăng của quân Nam Hán, Ngô Quyền (danh tướng của Dương Đình Nghệ) đã đứng lên lãnh đạo quân dân ta kiên quyết đánh giặc, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cùng quân và dân ta đã nhấn chìm toàn bộ đoàn thuyền của quân Nam Hán, khiến Hoàng Thao phải bỏ mạng, Vua Nam Hán phải bãi binh, chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc, đất nước ta mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên của độc lập, tự chủ.
68
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 của nhà tiền Lê. Thời nhà Đinh, công cuộc xây dựng đất nước đang được xúc tiến thì năm 979 Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước thừa dịp âm mưu lật đổ và thôn tính. Lúc bấy giờ ở Trung Quốc nhà Tống đã thành lập và đang phát triển. So với Nam Hán, thì nhà Tống là một triều đại cường thịnh của một quốc gia lớn nhất châu Á đương thời. Nhân dịp suy yếu của nhà Đinh, nhà Tống quyết định phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt (Vua Đinh còn nhỏ) triều thần đã suy tôn Lê Hoàn. (đang làm thập đạo tướng quân) lên làm vua và đã lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (từ năm 1075 đến năm 1077) của nhà Lý. Tuy bị đại bại trong lần xâm lược 981, nhà Tống vẫn chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta. Khoảng giữa thế kỉ XI vua Tống Thần Tông ra lệnh chuẩn bị lực lượng đánh Đại Việt lần nữa, nhằm giành thắng lợi ở Đại Việt để tạo uy thế uy hiếp nước Liêu, nước Hạ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt lúc đó nắm giữ binh quyền đã trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với chủ trương chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng” (đốt phá kho lương thảo của giặc ở thành Ung Châu). Khẩn trương thành lập phòng tuyến sông Như Nguyệt để chặn giặc và đã giành thắng lợi.
- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần (từ năm 1258 đến năm 1288)
+ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258 quân và dân ta đã đánh thắng 3 vạn quân Nguyên.
+ Cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285 quân và dân ta đã đánh thắng 60 vạn quân Nguyên.
+ Cuộc kháng chiến lần thứ ba từ năm 1287 đến năm 1288 quân và dân ta đã đánh thắng 50 vạn quân Nguyên.
- Cuộc kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo. Trong tác chiến quá thiên về phòng thủ coi đó là phương thức cơ bản dẫn đến sai lầm về chỉ đạo chiến lược, mặt khác không phát động được toàn dân đánh giặc nên bị thất bại, đất nước ta một lần nữa lại bị phong kiến phương bắc đô hộ.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo (năm 1418 - 1427) đã chiến đấu bền bỉ, ngoan cường. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Sau khi Lê Lợi lên ngôi lập nên triều Hậu Lê (Lê Sơ).
- Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chống quân Xiêm (1784-1785) kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh (1788-1789).
+ Năm 1784 quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm và tiến quân ra bắc xóa bỏ giới tuyến sông Gianh chấm dứt toàn bộ thể chế “Vua Lê - Chúa Trịnh”.
+ Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (hiệu là Quang Trung) thực hiện cuộc hành quân thần tốc tiêu diệt 29 vạn quân Mãn Thanh vào mùa xuân năm 1789. tiếp theo là các triều đại Nguyễn ánh (Gia Long), Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và Bảo Đại là vị vua cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam.