- Tuyến biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc.
9.1.2. Nội dung xây dựng dân quân tự vệ
9.1.2.1. Phương châm xây dựng: xây dựng DQTV theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính”
- Vững mạnh:
Được thể hiện là chất lượng phải toàn diện cả về chính trị tư tưởng, tổ chức, trình độ chính trị, quân sự và chuyên môn nghiệp vụ, biên chế trang bị hợp lý, thống nhất, có kỷ luật nghiêm, cơ động nhanh sẵn sàng chiến đấu tốt. Mỗi tổ chức DQTV phải luôn vững vàng.
- Rộng khắp:
Lực lượng DQTV được xây dựng ở hầu hết các làng, bản, xóm, ấp xã, phường, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức Đảng, chính quyền và có dân, đều phải tổ chức DQTV, kể cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trường hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không đủ điều kiện (không có tổ chức Đảng) tổ chức DQTV nếu có yêu cầu thì giám đốc doanh nghiệp đề nghị và được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) đồng ý thì công dân được tham gia DQTV ở địa phương (nơi cư trú). Giám đốc doanh nghiệp phải bảo đảm thời gian và tạo điều kiện cho công nhân tham gia DQTV hoạt động.
- Coi trọng chất lượng là chính:
Chỉ tuyển chọn đưa vào đội ngũ những công dân có lý lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, có sức khỏe phù hợp.
9.1.2.2. Tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng DQTV
Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của lực lượng DQTV phải phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ QP&AN thời bình, thời chiến, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và điều kiện cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương và cơ sở.
- Về tổ chức:
DQTV được tổ chức thành 2 lực lượng: lực lượng nòng cốt (lực lượng chiến đấu) và lực lượng rộng rãi (lực lượng phục vụ chiến đấu).
102
Lực lượng DQTV nòng cốt:
Bao gồm DQTV bộ binh, binh chủng và DQTV (đối với vùng biển), được tổ chức thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ. Đối với xã (phường) thuộc địa bàn trọng điểm về QP&AN, biên giới ven biển, hải đảo có yêu cầu chiến đấu cao thì được xem xét tổ chức lực lượng dân quân thường trực.
Nhiệm vụ của lực lượng cơ động là chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt, chi viện cho lực lượng chiến đấu tại chỗ, khi cần thiết có thể cơ động chiến đấu trên địa bàn địa phương khác. Nhiệm vụ của lực lượng chiến đấu tại chỗ là chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn địa phương theo kế hoạch, phương án, khi cần có thể tăng cường cho lực lượng chiến đấu cơ động.
Lực lượng DQTV rộng rãi:
Gồm cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ DQTV và công dân trong độ tuổi quy định (nam từ đủ 18 đến hết 45, nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi).
Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, vận chuyển tiếp tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ và sơ tán nhân dân.
- Về quy mô:
Tổ chức từ cấp tổ, tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn (cấp đại đội ở xã, phường lớn; cấp tiểu đoàn ở các doanh nghiệp nhà nước do quân khu trở lên quy định).
- Biên chế:
Biên chế DQTV được thống nhất trong toàn quốc. Số lượng cán bộ, chiến sĩ từng đơn vị do Bộ Quốc phòng quy định.
- Về cơ cấu và chức năng của cán bộ quân sự cơ sở, phân đội:
Cơ cấu biên chế ban chỉ huy quân sự được tổ chức ở xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp của địa phương và các ngành của nhà nước gồm 4 người: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó chỉ huy trưởng và Phó chính tri ̣ viên. Ban chỉ huy quân sự cơ sở chịu trách nhiệm làm tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền cấp mình tổ chức triển khai công tác hoạt động DQTV.Cấp xã, phường, thị trấn chỉ huy trưởng là thành viên ủy ban nhân dân, là đảng viên, thường nằm trong cơ cấu cấp ủy địa phương. Các cơ sở khác, chỉ huy trưởng có thể kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm. Bí thư đảng ủy, Bí thư chi bộ các cơ sở kiêm chính trị viên chịu trách nhiệm về công tác đảng, công tác chính trị trong dân quân tự vệ. Phó chỉ huy trưởng ở xã, phường là cán bộ chuyên trách, các phó chỉ huy cơ sở còn lại là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, xã đội phó và tương đương do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Huyện bổ nhiệm theo đề nghị của ủy ban nhân dân cấp xã sau khi đã thống nhất với huyện đội trưởng. Thôn đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và khẩu đội trưởng dân quân tự vệ do huyện đội trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của xã đội trưởng. Cơ cấu cán bộ tiểu đoàn, đại đội, gồm chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng. Cấp trung đội, tiểu đội và tương đương có một cấp trưởng, một cấp phó.
- Trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho Dân quân tự vệ:
Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ.
103
9.1.2.3. Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho DQTV
- Trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau:
Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực;
DQTV từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ động, DQTV biển, DQTV phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ;
Dân quân thường trực là 60 ngày.
- Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, DQTV được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung, danh mục vật chất cho huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho DQTV.