Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển Năm198, nhà suất bản chính trị quốc gia,

Một phần của tài liệu QUAN điểm cơ BẢN của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHIẾN TRANH, QUÂN đội và bảo vệ tổ QUỐC (Trang 88 - 89)

- Đảng và Nhà nước có chính sách khai thác nguồn lực và vốn đầu tư trong và ngoài nước để thưc hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội và QP&AN, nhất là đối vớ

2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển Năm198, nhà suất bản chính trị quốc gia,

89

chiến dài ngày. Quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng cơ sở trên biển, đảo phải mang tính lưỡng dụng cao, không chỉ bền vững trước tác động của môi trường biển mà còn phải bền vững khi chuyển sang phục vụ mục đích QP&AN.

Bên cạnh đó, cần xây dựng một lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ việc khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; đồng thời kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành động khai thác hải sản trái phép của nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam. Các địa phương ven biển, huyện đảo phải có lực lượng dân quân tự vệ vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm lợi ích, chủ quyền quốc gia.

Bốn là: Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở các huyện đảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hệ thống chính trị ở các huyện đảo, nhất là những huyện đảo xa bờ, vừa là “cầu nối” đưa chủ trương, chính sách của Đảng đến với quần chúng, vừa là chủ thể trực tiếp tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các chủ trương của Đảng trên các địa bàn biển, đảo. Vì vậy, xây dựng hệ thống chính trị ở các huyện đảo vững mạnh là một giải pháp quan trọng để củng cố thế trận quốc phòng toàn dân trên biển đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc hiện nay. Quy trình thực hiện là phải hoàn thiện hệ thống chính trị với các thiết chế đầy đủ, cơ cấu hợp lý và cơ chế hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoạt động đặc thù trên các địa bàn biển, đảo. Trong đó phát huy vai trò và chức năng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là tổ chức Đảng; thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với các huyện đảo xa bờ và các địa bàn trọng điểm, chiến lược; coi trọng giải quyết tốt mối quan hệ và sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở mỗi huyện đảo và giữa các huyện đảo với nhau, tạo ra thế trận liên hoàn trên biển để có thể nhanh chóng tập hợp và sử dụng hiệu quả sức mạnh của các lực lượng tại chỗ phục vụ cho QP&AN trên biển.

8.2. Xây dựng và bảo vê ̣ biên giới quốc gia.

8.2.1. Biên giới quốc gia

Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 xác định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”1.

Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất.

8.2.1.1. Biên giới quốc gia trên đất liền

Là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng đất quốc gia. Trong thực tế, biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa hình (núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng…); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đường nối liền các điểm quy ước). Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan. Việt Nam có đường biên giới quốc gia

Một phần của tài liệu QUAN điểm cơ BẢN của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHIẾN TRANH, QUÂN đội và bảo vệ tổ QUỐC (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)