- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thu hút đông đảo quần chúng nhân
10.2.1. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự dưới sự chỉ đạo thống nhất, tập trung.
Tính tự giác còn được thể hiện thông qua mục đích, động cơ tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Mục đích đúng đắn, động cơ trong sáng mới bảo đảm được chất lượng và hiệu quả của phong trào. Nếu không, phong trào chỉ manh tính hình thức và không khác các trào lưu khác trong xã hội.
- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hướng dẫn chuyên môn của lực lượng Công an nhân dân.
Mặc dù có sức mạnh to lớn nhưng quần chúng nhân dân là tập hợp không đồng đều về nhận thức, khác nhau về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, vùng miền, giới tính.., từ đó làm phân tán, suy giảm nguồn lực. Để bảo đảm tính thống nhất, khoa học và hiệu quả, đòi hỏi sức mạnh đó phải được tổ chức, lãnh đạo một cách chặt chẽ, khoa học, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhằm định hướng giải quyết những nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng thời kỳ. Thông qua công tác quản lý của Nhà nước, bảo đảm các chính sách, chế độ đối với quần chúng khi tham gia phong trào.
Lực lượng Công an nhân dân là lực lượng chuyên trách trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Để đảm bảo phong trào hoạt động hiệu quả, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của lực lượng Công an để kịp thời nắm bắt âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, quy luật hoạt động, thủ đoạn của bọn tội phạm...
- Trên các địa bàn, lĩnh vực khác nhau, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có những biểu hiện khác nhau
Do đặc thù về vị trí địa lý, đặc điểm, phong tục tập quán, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội... ở mỗi địa bàn có sự khác biệt, đòi hỏi phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có sự linh hoạt, uyển chuyển cho phù hợp với đối tượng vận động: đồng bào theo tôn giáo, đồng bào không theo tôn giáo; đồng bào ở vùng hải đảo với đồng bào ở đất liền; đồng bào vùng nông thôn với đồng bào vùng thành thị; đồng bào các dân tộc thiểu số...
Cùng với đó, xuất phát từ âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, tội phạm có sự khác biệt, nảy sinh ở mỗi địa bàn, lĩnh vực những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự riêng đòi hỏi phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tập trung giải quyết với những nội dung cụ thể.
10.2. Nội dung, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
10.2.1. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc quốc
Để góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chủ động khắc phục, đẩy lùi nguy cơ, đấu tranh làm thất bại hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình,
115
trong giai đoạn hiện nay công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:
- Giáo dục, nâng cao cảnh giác Cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, bao gồm:
+ Chống chiến tranh tâm lí phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch. + Bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh xã hội, bảo vệ bí mật quốc gia.
+ Chống địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để gây mất ổn định chính trị.
+ Giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
- Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
+ Vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh chống các loại tội phạm, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa bàn.
+ Vận động nhân dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người cần phải giáo dục tại cộng đồng dân cư, như: các đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng đi tù giam giữ được tha, đối tượng đi cơ sở giáo dục, đi cơ sở chữa bệnh tha về còn có biểu hiện hoạt động phạm pháp; tham gia vận động người phạm tội đang lẩn trốn ra tự thú; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng thanh thiếu niên phạm tội; tham gia quản lý giáo dục trẻ em làm trái pháp luật.
+ Vận động nhân dân chấp hành và tham gia giữ gìn trật tự an ninh, toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị, giữ gìn vệ sinh mĩ quan nơi công cộng, tham gia phòng chống gây rối trật tự công cộng, ngăn chặn kịp thời các vụ việc lộn xộn xảy ra ở nơi công cộng.
+ Hướng dẫn và vận động nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, đấu tranh bài trừ văn hóa phẩm độc hại.
+ Xây dựng cơ quan đơn vị, cụm dân cư và từng gia đình an toàn, đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, giữ vững đạo đức trong sáng lành mạnh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, bảo vệ môi trường sống.
- Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào của địa phương.
Kết hợp lồng ghép phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các cuộc vận động khác của Đảng, Nhà nước ở địa phương như cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa mới…
+ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết liên tịch, thông tư liên ngành, các quy chế phối hợp hoạt động giữa công an, an ninh xã với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, trường học đóng trên địa bàn.
+ Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, kịp thời đề xuất lồng ghép nội dung, yêu cầu của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp, nhằm phát huy vai trò của quần chúng trong việc bảo vệ an ninh - trật tự.
- Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh.
116
+ Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để rèn luyện, thử thách xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức Nhà nước ở cơ sở.
+ Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng cho tổ chức Đảng, Chính quyền cơ sở, lực lượng Công an, an ninh kịp thời phát hiện đề nghị đưa ra khỏi tổ chức Đảng, Chính quyền, lực lượng Công an, những người không đủ tiêu chuẩn về đạo đức và năng lực công tác; đồng thời đề nghị bổ sung những nhân tố tích cực, ưu tú xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vào cấp ủy Chính quyền cơ sở, để xây dựng tổ chức Đảng, Chính quyền, lực lượng Công an trong sạch vững mạnh.
Bốn nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là những nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Khi thực hiện những nội dung trên phải căn cứ vào tình hình điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nơi, đặc biệt phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở từng địa phương, từng cơ sở để đề ra nội dung công tác cho thích hợp, có hiệu quả.