Ngoại giao luôn là công cụ, phương tiên đắc lực phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng góp phần đảm bảo tăng cường tiềm lực, củng cố mở rộng quan hệ, phá vỡ bao vây,

Một phần của tài liệu QUAN điểm cơ BẢN của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHIẾN TRANH, QUÂN đội và bảo vệ tổ QUỐC (Trang 136 - 140)

phòng góp phần đảm bảo tăng cường tiềm lực, củng cố mở rộng quan hệ, phá vỡ bao vây, cô lập. Đây là kinh nghiệm quý báo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại trên nhiều lĩnh vực với nhiều đối tác là các nước các vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế, tổ chức lớn.

11.3.2.4. Xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

- Đây là bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, đấu tranh cách mạng và là bài học trong bảo vệ an ninh trật tự. Sức mạnh tổng hợp là sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa - xã hội, QP, AN và đối ngoại; sức mạnh trong hệ thống chính trị đến toàn xã hội; sức mạnh từ bên trong lẫn bên ngoài; của giá trị truyền thống với giá trị hiện đại. Nội dung chủ yếu được thể hiện đó là:

- Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ ABQG, TTATXH.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ ANQG và TTATXH - Tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ ANQG và TTATXH

11.3.2.5. Nắm chắc tình hình, nâng cao chất lượng công tác dự báo, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, triệt tiêu các nhân tố bất lợi, đẩy lùi các nguy cơ đe dạo an ninh trật tự

Trước âm mưu thủ đoạn của cấc thế lực thù địch cần tăng cường phòng ngừa xã hội, kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa nghiệp vụ, xây dựng và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các lực lượng; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng Quân đôi nhân dân, Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

11.3.2.6. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

- ANQG và TTATXH là hai thành phần cấu thành trật tự xã hội. Bảo vệ vững chắc ANQG là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo ra một trong những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong xã hội.

- ANQG được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. TTATXH được giữ vững sẽ tạo điều kiện cho ANQG càng được củng cố vững chắc, hiệu lực quản lí của Nhà nước được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm vững chắc, cuộc sống của mọi người được yên vui, hạnh phúc.

11.3.3. Phương châm chỉ đạo trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội xã hội

- Kiên định mục tiêu, nguyên tắc chiến lược; mềm dẻo linh hoạt về sách lược; tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế; phân hóa cô lập các phần tử, thế lực ngoan cố chống đối cách mạng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với chủ động tiến công, lấy chủ động phòng ngừa giữ vững bên trong là chính.

- Chú trọng cả hai nhiệm vụ “xây” và “chống”, trong đó lấy xây dựng là chính.

137

- Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Tuân thủ hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

11.4. Chủ thể, giải pháp bảo vệ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội xã hội

11.4.1. Chủ thể bảo vệ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

- Đảng Cộng sản Việt Nam: xác lập vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với sự nghiệp bảo vệ ANQG và TTATXH

- Chính phủ: Là cơ quan hành chính cao nhất, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về ANQG và TTATXH.

- Lực lượng Công an nhân dân: là cơ quan chuyên trách, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và TTATXH.

- Quần chúng nhân dân: là lực lượng đông đảo nhất trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và TTATXH.

11.4.2. Giải pháp bảo vệ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

11.4.2.1. Tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

- Tăng cường chỉnh đốn Đảng; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.

- Bảo vệ cương lĩnh; Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và Pháp luật; bảo vệ cán bộ đảng viên.

- Đấu tranh hiệu quả với hoạt động âm mưu “DBHB” của các thế lực thù địch.

11.4.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực phát triển kinh tế xã hội.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng xuât, hiệu quả và sức cạnh tranh.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ.

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường.

- Phòng chống tham những, tội phạm kinh tế, âm mưu lợi dụng kinh tế chuyển hóa chính trị.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

11.4.2.3. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh tư tưởng, văn hóa, an ninh thông tin, truyền thông

138

- Tăng cường nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đấu tranh chống tư tưởng phản động, các trào lưu văn hóa độc hại “Kiên định vận dụng, phát triển sảng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh”1.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, con người Việt Nam phát triển toàn diện.

- Tăng cường quản lý báo trí, xuất bản.

- Phòng, chống các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, chủ động phản biện các quan điểm sai trái, thù địch.

11.4.2.4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh xã hội

- Giải quyết triệt để các mâu thuẫn xã hội, xung đột xã hội nhất là tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp.

- Đảm bảo an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo.

- Nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân.

11.4.2.5. Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm; phối hợp với Quân đội, các nghành tư pháp, các cơ quan, ban nghành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương trong bảo vệ an ninh trật tự

- Xây dựng triển khai các trương trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh với các loại tội phạm, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm.

- Thường cuyên rà soát xác định các địa bàn trọng điểm về TTATXH để tập chung lực lượng chuyển hóa thành địa bàn không có tội phạm.

- Nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát, cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra của bộ, ngành….

11.4.2.6. Tiếp tục củng cố, mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

- Củng cố, mở rộng phát triển quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế, ưu tiên hợp tác với các nước láng giềng các nước trong khối ASEAN, các nước có quan hệ truyền thống, các nước lớn.

- Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Thiết lập mở rộng hệ thống cơ quan liên lạc ở nước ngoài phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, trước mắt ở các nước chung đường Biên giới đất liền.

- Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế về khoa học – kỹ thuật, triển khai thực hiện các dự án được tài trợ; trao đổi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

11.4.2.7. Rà soát xây dựng và đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật

- Xây dựng chiến lược tổng thể hệ thống pháp luật về an ninh, trật tự.

- Nâng cao trình độ soạn thảo quy phạm pháp luật của đội ngũ cán bộ tham mưu pháp chế, cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật.

- Cơ quan của Quốc hội cần nâng cao chất lượng thẩm định đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr. 38. Nội, 2021, tr. 38.

139

11.4.3. Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Sinh viên cần phải nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ của mình và tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH, cụ thể là:

- Trước hết sinh viên phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của công dân “Công

dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được GDQP và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”1.

- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay go phức tạp, quyết liệt, lâu dài. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các thế lực thù địch và các phần tử chống đối đảng, nhà nước đang ra sức tiến hành các hoạt động diễn biến hòa bình bằng mọi thủ đoạn. Trong đó chúng triệt để chú ý địa bàn là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; lợi dụng lừa phỉnh học sinh sinh viên – những người rất năng động, sáng tạo nhưng chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, là địa bàn và đối tượng để thực hiện “DBHB”. Do vậy sinh viên cần phải cảnh giác tích cực trong đấu tranh với các hành động sai trái, với các phần tử thoái hóa biến chất trong các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước nhưng không để các thế lực thù địch, các phần tử chống đối, lợi dụng mình để thực hiện “DBHB” nhằm làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.

- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH:

+ Phát hiện những tổ chức người có hành vi tuyên truyền, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động trái qui định của pháp luật nhằm chống lại Đảng, Nhà nước để báo cho lãnh đạo của trường, chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật biết, có ý thức bảo vệ Nhà nước.

+ Tham gia xây dựng nếp sống văn minh trật tự ngay trong trường học, kí túc xá, khu vực dân cư mà mình sinh sống, bảo vệ môi trường, giúp đỡ các cơ quan chuyên trách trong bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH.

+ Tham gia các hoạt động xã hội để góp phần bảo đảm TTATXH như: Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, giữ gìn trật tự vệ sinh ở nơi công cộng.

+ Bản thân luôn nhận thức được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội để không mắc phải và tuyên truyền vận động cho nhiều người khác thấy được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm. Phát hiện những địa điểm tổ chức, đối tượng tham gia các tệ nạn xã hội để báo cáo lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà trực tiếp là lực lượng công an nhân dân để có biện pháp đấu tranh kịp thời có hiệu quả.

+ Tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phát hiện tố giác kịp thời các đối tượng băng nhóm tổ chức tội phạm để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

140

+ Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị , khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ chuyên môn có liên quan để có thể cống hiến cao nhất những khả năng của mình, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn học GDQP&AN góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn TTATXH.

Một phần của tài liệu QUAN điểm cơ BẢN của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHIẾN TRANH, QUÂN đội và bảo vệ tổ QUỐC (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)