Cơ cở lí luận của sự kết hợp.

Một phần của tài liệu QUAN điểm cơ BẢN của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHIẾN TRANH, QUÂN đội và bảo vệ tổ QUỐC (Trang 53 - 54)

II Các nước trong khối ASIAN

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 202, tr

6.1.2. Cơ cở lí luận của sự kết hợp.

- Kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng. Song giữa chúng lại có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại; ngược lại quốc phòng, an ninh và đối ngoại cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy cho kinh tế phát triển.

- Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của QP&AN, lợi ích kinh tế suy cho đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Để giải quyết các mâu thuẫn đó phải có hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

- Bản chất của chế độ kinh tế - xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xây dựng sức mạnh QP&AN nhằm mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội XHCN quy định; còn tăng cường sức mạnh QP&AN vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế - xã hội Tư bản chủ nghĩa quyết định.

- Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động QP&AN. Ph. Ănggen đã khẳng định: “Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội”1; “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,...”1. Vì vậy, để xây dựng QP&AN vững mạnh phải xây dựng, phát triến kinh tế.

- Kinh tế quyết định đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh và đối ngoại, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của LLVT; quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Để xây dựng chiến lược quốc phòng, an ninh và đối ngoại của mỗi nước, phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó tổ chức biên chế của LLVT và trang bị vũ khí kỹ thuật hiện có là căn cứ đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này đều phụ thuộc vào nền kinh tế.

- Quốc phòng, an ninh và đối ngoại không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế, xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. QP&AN vững mạnh, đường lối đối ngoại tốt sẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong thời bình, ở mức độ nhất định cũng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển. Tiêu dùng cho hoạt động QP&AN một mặt đặt ra cho nền kinh tế phải sản xuất ra sản phẩm hoặc thông qua mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nó; mặt khác, sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế.

- Hoạt động QP&AN tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội. Những tiêu dùng này (theo Lênin) “mất đi” không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động QP&AN còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế. Hoạt động QP&AN còn có thể dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu

54

cực này, phải kết hợp tốt tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại với phát triển kinh tế - xã hội vào một chỉnh thể thống nhất.

- Hoạt động đối ngoại: Là tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước vối bên ngoài. Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động đó được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh... hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.

Các hoạt động đối ngoại có thể do cơ quan Đảng, Nhà nước, có thể do tổ chức xã hội tiến hành hoặc cơ quan nhà nước và tổ chức xã hôi phối hợp cùng thực hiện.

- Từ phân tích trên cho thấy, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP, AN và đối ngoại là một tất yếu khách quan. Mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ mỗi lĩnh vực có quy luật phát triển đặc thù, do đó, việc kết hợp phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, cân đối và hài hòa.

Một phần của tài liệu QUAN điểm cơ BẢN của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHIẾN TRANH, QUÂN đội và bảo vệ tổ QUỐC (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)