II Các nước trong khối ASIAN
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 202, tr
KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ
cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam.
6.1.1. Nhận thức chung về việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay
6.1.1.1 Một số khái niệm:
- Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là toàn bộ quá trình lao động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.
- Quốc phòng “Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt”1.
- An ninh: “An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội”2.
- Đối ngoại: Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tổng hợp các chiến lược, chính sách mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên lĩnh vực chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm đạt được những mục tiêu phù hợp với lợi ích quốc gia.
6.1.1.2. Vị trí, ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay
- Kết hợp kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoạilà một tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng và BVTQ. Bản chất của kết hợp kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại là sự gắn kết quá trình xây dựng, phát triển KT-XH với củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại thành một thể thống nhất, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, cùng hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu cốt lõi của sự kết hợp này là tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi từng nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và BVTQ. Thực hiện có hiệu quả việc kết hợp này sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp để xây dựng và BVTQ; ngược lại, không chỉ khó có sức mạnh thật sự, mà còn là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá cách mạng nước ta.
- Kết hợp kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoạilà một phương thức xây dựng lực lượng quốc phòng. Đây là sự kết hợp đồng thời các lĩnh vực, các lực lượng chủ yếu nhằm tạo thế, tạo lực, tạo thời để tranh thủ cơ hội, giữ vững hòa bình, mở rộng hợp tác, nâng cao thế và lực của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và BVTQ trong tình hình mới. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại vững chắc là điều kiện cơ bản để bảo vệ hòa bình, ổn định cho phát triển KT-XH; ngược lại, kinh tế phát triển bền vững là nền tảng vật chất cho tăng cường tiềm lực QP, sức mạnh AN và mở rộng đối ngoại. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước đang đặt ra nhiều nội dung mới, toàn diện hơn về nhiệm vụ xây dựng và BVTQ, đòi hỏi sự kết hợp kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại càng phải chặt chẽ, thống nhất để xây dựng lực lượng quốc phòng, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và BVTQ.
- Kết hợp kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại là một trong các nguồn lực tạo thành sức mạnh quốc gia. Ngày nay, sức mạnh quốc gia không chỉ được tạo bởi sức