Đấu giá QSDĐ tạo được nguồn thu hỗ trợ cho sự phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế địa phương, nhiều dự án đã trích nguồn thu từ đấu giá để xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống trường học, nhà trẻ, bệnh viện, trạm xá, đầu tư trang thiết bị dạy học, khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy học và khám chữa bệnh, góp phần làm giảm sức ép về nhà ở, đất ở đối với xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế việc đấu giá QSDĐ cũng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc về mặt quy hoạch, về quy trình, thủ tục thực hiện, về quản lý đất đai…Vì vậy, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về công tác đấu giá QSDĐ tại nhiều địa phương nhằm góp phần làm rõ thêm bản chất của các khó khăn, bất cập trong công tác đấu giá QSDĐ, cũng như đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu giá QSDĐ điển hình như:
“Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An”, luận văn thạc sĩ Cao Quang Trung.
Đề tài nghiên cứu, đánh giá công tác đấu giá QSDĐ qua 4 dự án điển hình trên địa bàn Cửa Lò, tiến hành nghiên cứu thực trạng, phân tích hiệu quả và hạn chế của công tác đấu giá QSDĐ, từ đó tiến hành đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn thị xã Cửa Lò.
“Đánh giá tình hình thực hiện đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sĩ Trương Anh Linh.
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Phân tích được hiệu quả và hạn chế của công tác đấu giá QSDĐ qua một số dự án điển hình từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu giá QSDĐ trên địa bàn huyện Bố Trạch.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác đấu giá QSDĐ tại huyện Lệ Thủy. Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụngđấtởtại
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU