Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 54)

3.1.3.1. Thuận lợi

nối với 2 đầu đất nước như đường Quốc Lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), đường sắt Bắc Nam nên có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng liên kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa phương trong tỉnh, vùng Duyên hải miền Trung và với cả nước… Lệ Thủy nằm trong vùng tác động của các Khu kinh tế đang trong quá trình phát triển sôi động ở miền Trung như KKT Đông Nam Quảng Trị, KKTCK Lao Bảo (Quảng Trị), KKTCK Cha Lo, KKT Hòn La (Quảng Bình), KKT Vũng Áng (Hà Tỉnh).

Huyện Lệ Thủy nằm không xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất của các tỉnh là thành phố Đồng Hới và Đông Hà, Huế; có đường bờ biển dài (hơn 30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch biển cũng như phát triển thủy sản; là điều kiện thuận lợi để huyện phát huy các thế mạnh, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và thách thức, kinh tế - xã hội của huyện tuy chưa đạt được kế hoạch ở một số chỉ tiêu song vẫn có kết quả khá. Nền kinh tế phát triển ổn định với mức tăng trưởng cao hơn năm trước cùng với việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp là kết quả quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho những năm tới. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đặc biệt Hò khoan Lệ Thủy vinh dự được trao danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia” vào ngày 31/8/2017.

3.1.3.2. Khó khăn

Trong quá trình hiện nay, tuy nền kinh tế đã phục hồi và phát triển, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội còn hạn hẹp, mức độ khai thác tiềm năng du lịch còn hạn chế.

Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; bảo quản chế biến sau thu hoạch còn kém phát triển, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Đầu ra của các sản phẩm nông lâm thủy sản không ổn định; nông sản tiêu thụ và xuất khẩu phần lớn ở dạng sơ chế nên giá trị gia tăng không cao; sản phẩm chưa có thương hiệu.

Về đội ngũ lao động hiện nay, chất lượng còn hạn chế, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn thấp, thiếu đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề, năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển. Đồng thời, trong quá trình giải tỏa di dời thực hiên dự án, lực lượng lao động dư thừa sẽ mang tình trạng thất nghiệp, cộng với các tiêu cực trong xã hội sẽ đẩy đến việc khó khăn trong đời sống một bộ phận người dân, nhất là những vùng nông thôn. Tất cả những yếu tố này gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)