Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 52)

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Từ năm 2012 đến năm 2016, nền kinh tế huyện Lệ Thủy luôn có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt khoảng 9,17%. Mức tăng trưởng kinh tế cao gấp khoảng 1,3 lần so với mức tăng trưởng chung toàn tỉnh trong giai đoạn này (thể hiện rõ trong bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lệ Thủy so với toàn tỉnh Quảng Bình

giai đoạn 2012 - 2016

Năm Huyện Lệ Thủy (%) Tỉnh Quảng Bình (%) Mức chênh lệch (lần) 2012 9,5 7,1 1,34 2013 7,5 6,8 1,10 2014 9,55 6,8 1,40 2015 9,6 6,7 1,43 2016 9,7 4,5 2,1 Trung bình 9,17 6,38 1,322

(Nguồn: Thống kê huyện Lệ Thủy, năm 2016)

Qua bảng 3.1 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lệ Thủy có sự suy giảm mạnh ở thời điểm năm 2013. Năm 2013 là một năm nền kinh tế cả nước tiếp tục suy giảm, giá cả hàng hóa, vật tư phục vụ cho sản xuất tiếp tục tăng cao. Là một huyện thuần nông, nhưng giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá điện, xăng dầu tăng, trong lúc giá lúa nói riêng và nông sản nói chung lại tụt thấp. Thêm vào đó, năm 2013 đi qua với hậu quả thiên tai hết sức nặng nề bởi cơn Bão số 10 (Haiyan) và hoàn lưu cơn Bão số 11 (Nari) sau 28 năm mới có một lần; một quang cảnh hoang tàn bởi nhà cửa ngổn ngang, cây cối các loại đổ gãy hàng loạt: vườn tiêu, rừng cao su, vườn cây ăn quả là những loại cây thoát nghèo vươn lên làm giàu của người dân vùng gò đồi bị thiệt hại nghiêm trọng, phải mất nhiều năm mới khôi phục được. Từ giữa năm 2014 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã bắt đầu phục hồi và có bước tăng trưởng khá.

Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng của huyện là 9,7%, gấp 2,1 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn tỉnh.

Ngoài ra, cơ cấu các ngành kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lệ Thủy năm 2016 đuợc minh hoạ qua hình 3.2.

25.3 36 34.8 27.6 37.6 38.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Nông nghiệp CN - TTCN - XD Dịch vụ 2012 2016

Hình 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn 2012 - 2016

Qua hình 3.2 cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Lệ Thủy hiện nay ngành dịch vụ và nông nghiệp đang là hai ngành mũi nhọn song song trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong đó, ngành dịch vụ đang dần chiếm vai trò chủ đạo, xuyên suốt nền kinh tế của huyện, với tỷ trọng cao nhất 37,6% tỷ trọng. Đứng thứ hai là ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 34,8%, còn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ tương đối cao trong cơ cấu kinh tế chiếm 27,6%. Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng dịch vụ đóng vai trò chủ đạo phù hợp với huyện Lệ Thủy, một địa phương có nhiều địa điểm du lịch gắn với lịch sử và văn hóa. Kinh tế phát triển và có xu hướng chuyển dịch theo tỷ lệ tăng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và công nghiệp mặc dù sự chuyển dịch còn chậm, phù hợp xu hướng phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh và của cả nước.

Bình quân thu nhập đầu người năm 2016 đạt 30 triệu đồng/người/năm.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn diễn ra khá sôi nổi. Công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh, dịch vụ được tăng cường. Phối hợp tổ chức các hội chợ, phiên chợ giới thiệu, đưa hàng Việt về nông thôn; hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Các loại hình dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác đều phát triển khá. Dịch vụ vận tải cơ

bản phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Ngoài ra, các loại hình dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn pháp luật, y tế, giáo dục... luôn được khuyến khích phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng được nhu cầu của người dân, dịch vụ vận tải có thêm 2 hãng xe taxi và 1 tuyến xe buýt đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt gần 1.577 tỷ đồng, tăng 9,5%; doanh thu lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác đạt 243 tỷ đồng, tăng 7,8%; doanh thu vận tải đạt 244 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm 2015 [23].

b. Khu vực kinh tế nông nghiệp

* Về trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp năm 2016 gặp nhiều khó khăn do rét đậm, rét hại đầu vụ, lốc tố, rầy gây hại nhiều hơn so với những năm trước; xảy ra 2 trận lũ lụt lớn làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất tuy nhiên với những giải pháp chỉ đạo tích cực cùng với việc thực hiện các chính sách phù hợp nên sản xuất nông nghiệp năm 2016 được mùa hơn so với những năm trước. Tổng diện tích cây trồng hàng năm đạt 24.396,61 ha, so với cùng năm 2015 bằng 100,15%; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 48,05 tạ/ha, so với năm 2015 bằng 100,49%; tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 95,169 tấn, so với năm 2015 bằng 100,19%. Giá trị sản xuất ước đạt trên 634 tỷ đồng, giảm 0,37% so với năm 2015 [23].

* Về chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển khá, các trang trại, gia trại, hộ gia đình được khuyến khích mở rộng quy mô, đầu tư phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, xa khu dân cư; công tác TTNT bò, nuôi lợn ngoại, gà thả vườn được thực hiện có hiệu quả nên chất lượng, giá trị chăn nuôi ngày càng được nâng cao; công tác phòng chống dịch bệnh nên trên địa bàn được kiểm soát chặt chẽ, không xảy ra dịch bệnh.

Tổng đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm 01/10/2016 tăng so với cùng kỳ; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 19.093 tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ước đạt 705 tỷ đồng, tăng 17,63% so với năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50,7% trong nội bộ ngành nông nghiệp [23].

* Về lâm nghiệp

Công tác trồng, chăm sóc và khai thác rừng trồng được quan tâm chỉ đạo. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng nên trên địa bàn không xảy ra cháy rừng; đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp phát, lấn chiếm đất rừng trái phép ở xã Kim Thủy, Lâm Thủy. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, truy quét các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép nên tình trạng vi phạm lâm luật giảm đáng kể.

* Về thuỷ sản

Diện tích và đối tượng nuôi trồng được mở rộng; tổng diện tích nuôi trồng đạt 2.039,6 ha, tăng 17,86% so với cùng kỳ; tổng sản lượng nuôi trồng đạt 3.155 tấn, tăng 2,12% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển nên đã hạn chế việc đánh bắt hải sản. Giá trị sản xuất ước đạt 221 tỷ đồng, bằng 86,6% so với năm 2015. Các chính sách hỗ trợ cho ngư dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển đã được UBND huyện Lệ Thủy triển khai kịp thời với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng và hơn 880 tấn gạo; đồng thời chỉ đạo kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển với tổng kinh phí hơn 202 tỷ đồng; đã chi trả tiền đợt I cho các đối tượng bị ảnh hưởng ở 3 xã biển với tổng số tiền 104 tỷ đồng [23].

* Về kinh tế hợp tác

Hiện nay, toàn huyện có 105 hợp tác xã hoạt động trên các lĩnh vực, trong đó có 60 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã được chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Các HTX sau khi chuyển đổi đã củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động. mở rộng các khâu dịch vụ cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân. Doanh thu của các HTX SXKD DVNN đạt trên 52 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 4,3 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm 2015.

Kinh tế trang trại phát triển khá, nhiều trang trại đã mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất nên mang lại lợi nhuận cao. Đến hết năm 2016, toàn huyện có 127 trang trại, tăng 38 trang trại so với năm 2015, trong đó đã cấp được 117 giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Giá trị sản phẩm và dịch vụ bán ra bình quân đạt hơn 1,8 tỷ đồng/trang trại, lợi nhuận bình quân 100 triệu đồng/trang trại/năm, tăng 3% so với năm 2015. Trong 2 đợt lũ lụt đã làm thiệt hại lớn cho hơn 108 trang trại, giá trị thiệt hại hơn 12 tỷ đồng [23]. UBND huyện đã chỉ đạo, động viên các trang trại khắc phục khó khăn để khôi phục sản xuất.

c. Khu vực kinh tế công nghiệp. tiểu thủ công nghiệp

Huyện Lệ Thủy đẩy mạnh phát triển CN-TTCN và ngành nghề nông thôn theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực. Khai thác tốt các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phát triển công nghiệp - TTCN và các ngành nghề ở nông thôn nhằm thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Mở rộng những ngành nghề truyền thống: thủ công mỹ nghệ, chế biến nông - lâm - thuỷ sản; hình thành một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hàng đặc sản, hàng lưu niệm chủ lực có thương hiệu.

3.1.2.3. Dân s, lao động, việc làm và thu nhập

trong đó:

- Nam: 71.333 người. - Nữ: 71.729 người.

Mật độ dân số là 102,06 người /km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung cao nhất ở các xã vùng đồng bằng ven thị trấn Kiến Giang. Trong đó, Lâm Thủy là xã có mật độ dân cư thấp nhất toàn huyện với 5,97 người/km2 (chỉ bằng 1/300 mật độ dân cư thị trấn Kiến Giang).

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 85.139 người (trong đó lao động nữ người). Số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa thật hợp lý, vẫn còn tình trạng thiếu việc làm. Với nhiều hình thức, huyện đã thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ để khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thịvà các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Kiến Giang là trung tâm kinh tế quan trọng của huyện Lệ Thủy cũng là trung tâm động lực của tiểu vùng Nam Quảng Bình. Là địa phương thuần nông, với lợi thế nằm ở vùng trung tâm của huyện Lệ Thủy, những năm trở lại đây, người dân thị trấn Kiến Giang đã biết tận dụng lợi thế này để tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành nghề du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... nhằm ổn định cuộc sống, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Đây cũng là mũi nhọn mà chính quyền thị trấn Kiến Giang đã xác định, lựa chọn để đưa vào nghị quyết nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội những năm vừa qua.

Thị Trấn Nông Trường Lệ Ninh là trung tâm lớn thứ 2 về phát triển kinh tế và xã hội, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, có đường Hồ Chí Minh đi qua là một thuận lợi lớn cho giao thông và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch thị trấn Kiến Giang và vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án đề nghị công nhận thị trấn Kiến Giang mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV đã được Bộ Xây dựng phê duyệt. Hiện nay huyện Lệ Thủy đang triển khai xây dựng đề án trồng cây xanh đô thị và cây xanh dọc 2 bên bờ sông Kiến Giang; thực hiện kế hoạch đánh số, gắn biển số nhà trên địa bàn thị trấn Kiến Giang và xây dựng các tuyến phố văn minh.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

dân cư nông thôn khác nhau. Những năm qua, việc thực hiện các chương trình 327, chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâm cụm xã, phong trào xây dựng nông thôn mới...đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn. Đến nay 100% số xã có đường ô tô tới được trung tâm, 100% xã, có điện (tỷ lệ hộ sử dụng đạt 99,83%), tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 95%, đời sống dân sinh cơ bản ổn định, nhiều nơi được cải thiện, diện đói nghèo đang dần thu hẹp.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã tranh thủ huy động mọi nguồn lực để xây dựng các tiêu chí theo kế hoạch nhất là các tiêu chí về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá, giáo dục, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân tiếp tục hưởng ứng tích cực xây dựng nông thôn mới; tiến hành rà soát, xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí cụ thể qua các năm giai đoạn 2016 - 2020. Đến tháng 6/2017, toàn huyện có 8 xã đã được công nhận xã nông thôn mới.

Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện còn rất hạn chế, chất lượng thấp; các công trình như trường học, chợ, y tế, sân thể thao... phần nhiều chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

c. Thực trạng phát triển giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện được hình thành tương đối hợp lý, bảo đảm lưu thông với các xã và các huyện và tỉnh lân cận. Các công trình giao thông trọng điểm của huyện: Quốc lộ 1A dài 35 km, đường Hồ Chí Minh hai nhánh Đông Tây với tổng chiều dài hơn 85 km, đường sắt Bắc - Nam dài 34 km. Đường liên xã dài 147 km, đường từ xã xuống thôn dài 96 km, đường từ thôn ra đồng dài 156 km. Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ đã được hình thành cơ bản, các tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ đến trung tâm các xã đã thông suốt, hệ thống giao thông đường bộ được tập trung đầu tư cả về quy mô và chất lượng, tuy nhiên, các tuyến đường đến các bản vùng sâu, vùng xa còn chưa được chú trọng đầu tư, gây khó khăn trong việc đi lại cho người dân ở các vùng này.

Ngoài ra, huyện Lệ Thủy đường biển dài hơn 30 km kéo dài từ xã Ngư Thủy Bắc đến xã Ngư Thủy Nam với vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng kinh tế ven biển, đường sông khá thuận lợi cho việc giao lưu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)