Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doan hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất cây bắp cải (kyebetsu) tại trang trại takuji seki, làng kawakami, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 25 - 27)

ở Việt Nam

Ở nước ta cải bắp là loại rau phổ biến là một trong những loại rau chủ lực được trồng ở vụ Đông Xuân do thích nghi của nó mạnh dễ trồng, sản lượng cao, chất lượng tốt, chịu vận chuyển, nó được trồng phổ biến ở khắp nơi. Ngoài ra có giá trị kinh tế cao. Nước ta trồng rộng rãi ở miền Bắc, Đà Lạt, diện tích trồng cải bắp được trồng tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên... Công tác chọn giống cải bắp ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí, do điều kiện tự nhiên nên công tác chọn tạo giống mới chỉ dừng lại ở việc tiến hành khảo nghiệm đánh giá các giống nhập nội để đưa giống tốt vào phục vụ sản xuất.

Những nghiên cứu về sâu tơ (Plutella xylostella): sâu tơ (Plutella xylostella) là một trong những loài sâu hại rau họ thập tự được nhiều nhà khoa học ở các quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu, do tính chất gây hại đối với sản xuất và tính kháng thuốc của nó.

Theo Lê Trịnh Thịnh (1996)[1] cho biết sâu tơ là loài sâu hại rất nguy hiểm trên rau họ thập tự, sâu thuộc họ ngài đêm roctuidae, bộ cánh vẩy lepidoptera. Sâu tơ hại tất cả các loại rau trong họ thập tự có giá trị kinh tế như bắp cải, su hào, sup lơ, ... Chúng được coi là đối tượng sâu hại quan trọng ở hầu hết tất cả các nước trên Thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng Nam và Đông Nam Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Đài Loan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Dẫn theo tài liệu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2001)[1] các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu tơ đã cho biết: Tuỳ thuộc vào điều

19

kiện môi trường ở từng nước khác nhau mà vòng đời sâu tơ cũng khác nhau như: ở Canada vòng đời của sâu khoảng 14 - 21 ngày; ở Hongkong 22 - 37 ngày; ở Malaysia 10,8-27,0 ngày.

Theo tác giả Koshihara (1985)[1] thì ở nhiệt độ khoảng 200C thì vòng đời của sâu tơ là 23 ngày nhưng khi nhiệt độ là 250C thì vòng đời rút ngắn lại 16 ngày. Theo Ong và Soon (1990)[1] cho rằng sâu non phân bố trên cây chủ yếu ở mặt dưới lá non và lá bánh tẻ để gây hại, đến cuối tuổi 4 thì di chuyển xuống mặt dưới của các lá già và kẽ lá để hoá nhộng. Như vậy việc tỉa bỏ lá già sẽ góp phần hạn chế số lượng sâu chuyển tiếp sang lứa sau trên ruộng rau.

Những nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng (Piesis sapae) Sâu xanh bướm trắng thuộc họ Pieridae, bộ cánh vẩy Lepidoptera cũng gây hại mạnh đến hầu hết khắp các nước trên Thế giới, có phạm vi ký chủ rộng hơn sâu tơ gồm 9 họ và 35 loài thực vật khác nhau như: họ thập tự, họ cúc, họ bách hợp... Tuy nhiên chúng phá hoại nặng trên họ rau thập tự.

Các nghiên cứu của Liu.S.S, Brough E.J và Norton G.A,(1995)[1] cho biết trong suốt thời kỳ sâu non, sâu xanh bướm trắng ăn được từ 14,5 - 50cm2

lá bắp cải, trong đó riêng tuổi 4 và tuổi 5 ăn từ 11,4 – 44cm2 lá, gấp 3,7 - 7,3 lần so với thức ăn tuổi 1 và tuổi 3.

Các kết quả nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng của tác giả Lê Văn Trịnh năm 1998 cho biết, vòng đời của sâu xanh bướm trắng từ 19-30 ngày, tuỳ điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau. Số trứng một bướm cái đẻ 120,5 - 141,6 và tỷ lệ nở của trứng là 90,2 - 95,5%. Mỗi năm có 15 lứa sâu phát sinh với khoảng cách giữa 2 lứa là 20 - 26 ngày.

Theo Nguyễn Thúy Hà (2010)[13] mật độ sâu phát sinh trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ, ẩm độ không khí và lượng mưa. Mưa phùn nhẹ hoặc độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao từ 25 – 280C, có nắng

20

nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sâu xanh bướm trắng phát triển và gây hại nặng trên họ rau thập tự.

Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau trái vụ an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tại Hải Phòng. Trong suốt quy trình sản xuất rau, người dân sẽ sử dụng chế phẩm hữu cơ, phân bón tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà không sử dụng những chất hóa học nhân tạo [20].

Công tác nghiên cứu giống rau cải bắp: Tiếp tục có các công trình nghiên cứu khoa học về giống để có 1 bộ giống rau cải bắp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của người sản xuất rau.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rau, cần tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất cây bắp cải (kyebetsu) tại trang trại takuji seki, làng kawakami, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)