8. Kết cấu nội dung
1.1.2. Vốn của Ngân hàng Thế giới chodự án Tài chính nông thôn
1.1.2.1. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những định chế cung cấp tài chính và tri thức lớn nhất Thế giới cho các nước đang phát triển. Được thành lập năm 1944, WB gồm có năm cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: (i) Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA); (ii) Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD); (iii) Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC); (iv) Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa biên (MIGA); và (v) Trung tâm Quốc tế về xử lý
tranh chấp đầu tư (ICSID). Mỗi tổ chức đều có vai trò riêng biệt trong cuộc
đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân ở các nước đang phát triển.
(i) Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống. Tiêu chuẩn vay IDA tùy thuộc vào mức độ đói nghèo tương đối của quốc gia đó, được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng năm (hiện nay ngưỡng này là 1.135 USD).
(ii)Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) hoạt động với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn. Lãi suất của các khoản vay
được tính theo LIBOR và được điều chỉnh 6 tháng một lần. Thời hạn vay từ 15- 20 năm, có 5 năm ân hạn.
22
(iii) Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) ra đời nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân thông qua việc cung cấp các khoản vay dài hạn, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn. Lãi suất tính theo lãi suất thị trường, thay đổi theo từng nước và từng dự án. Thời hạn vay từ 3- 13 năm, với thời gian ân hạn 8 năm.
(iv) Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa biên (MIGA) ra đời nhằm giúp các
nước đang phát triển thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những bảo lãnh đầu tư đối với “rủi ro phi thị trường”. Ngoài ra, MIGA còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để phổ biến thông tin về cơ hội đầu tư...
(v) Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp đầu tư (ICSID) hoạt động với mục tiêu thúc đẩy nguồn đầu tư quốc tế ngày càng tăng bằng cách cung cấp phương tiện cho việc hòa giải và trọng tài về những tranh chấp giữa các Chính phủ và các nhà đầu tư, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm trong lĩnh vực luật đầu tư nước ngoài của các nước.
Việt Nam gia nhập WB từ năm 1956, có một thời gian dài gián đoạn và chính thức nối lại quan hệ vào năm 1993. Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, WB tuân thủ các thỏa thuận chung giữa Chính phủ Việt Nam và WB được đề cập trong Chiến lược Hợp tác Quốc gia (CPS) chu kỳ 5 năm. Trong đó Chiến lược hợp tác quốc gia của WB với Việt Nam giai đoạn 2012-2016 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, tập trung cải cách cấu trúc, bền vững môi trường, bình đẳng xã hội và những vấn đề mới nổi lên trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô. Chiến lược Hợp tác Quốc gia sẽ hỗ trợ các khoản đầu tư, chương trình và tư vấn trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt. Ba trụ cột gồm có: (i) Tăng
23
cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu; (ii) Tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam; và (iii) Mở rộng điều kiện tiếp cận với các cơ hội kinh tế xã hội. Các chủ đề xuyên suốt gồm có: (i) Tăng cường quản trị; (ii) Hỗ trợ bình đẳng giới và (iii) Tăng cường khả năng chịu đựng khi đối mặt với các cú sốc kinh tế bên ngoài, thảm họa thiên nhiên và tác động của biến đổi khí hậu.
1.1.2.2. Những vấn đề cơ bản về vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án Tài chính nông thôn
a) Khái niệm:
Tại các nước kém phát triển, kinh tế trong khu vực nông nghiệp-nông thôn đóng vai trò quan trọng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ các nước này luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận tốt hơn các dịch vụ tài chính cho tăng trưởng nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, hệ thống TCNT quá nhỏ lẻ, chưa phát triển đầy đủ về dịch vụ, quy mô và hiệu quả hoạt động. Cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nông thôn rất khó khăn trong việc tiếp cận đến dịch vụ tài chính cho mục đích đầu tư và mở rộng thị trường.
Trong bối cảnh đó, WB đã thực hiện tài trợ vốn để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển tài chính cho khu vực nông nghiệp-nông thôn nhằm giúp các nước đạt được mục tiêu trên.Vốn hỗ trợ của WB cho dự án TCNT là một loại hình vốn hỗ trợ chính thức (ODA) có hoàn lại nhằm tài trợ cho các nước cần vay vốn một khoản tiền với các ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thị trường tùy vào mục tiêu vay và nước vay) hoặc không chịu lãi mà chỉ chịu chi phí dịch vụ; thời gian ân hạn (từ 10-12 năm) và thời gian trả nợ dài (thông thường từ 20-30 năm).
b) Mục tiêu tổng thể:
24
phủ các nước trong các nỗ lực phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn, xóa
đói giảm nghèo thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia
đình và doanh nghiệp tư nhân nông thôn đến các nguồn tài chính một cách
bền vững về mặt tài chính và môi trường. Tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội
của từng nước khác nhau, mục tiêu của dự án TCNT do WB tài trợ sẽ khác
nhau. Tuy nhiên, các mục tiêu chính gồm: (i) Phát triển kinh tế-xã hội, môi
trường; (ii) Tăng cường năng lực của các ĐCTC để phục vụ tốt hơn cho khu
vực kinh tế nông thôn; (iii) Khuyến khích đầu tư hiệu quả của các doanh nghiệp và người dân nông thôn thông qua việc tăng cường khả năng quản lý
và lập kế hoạch kinh doanh; (iv) Tính bền vững của dự án thông qua tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức của các doanh nghiệp và hộ gia đình khu vực nông thôn.
c) Cấu phần vốn:
+ Cấu phần A: Quỹ phát triển nông thôn (RDF): Dành để cấp tín dụng trung dài hạn cho khu vực nông thôn thông qua các PFI để nhằm mục đích tăng khả năng tiếp cận của người vay vốn phục vụ cho các tiểu dự án trong lĩnh vực này. Với nguồn vốn trung và dài hạn, dự án sẽ hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân và các cá nhân để đầu tư vào thực hiện những kế hoạch mở rộng và hiện đại hoá, thực hiện các tiểu dự án mới. Những doanh nghiệp, cá nhân trong khu vực nông thôn qua đó có thể mở
25
chính đối với người nghèo, trực tiếp hỗ trợ về tín dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh tế bền vững của các cá nhân, hộ gia đình nghèo và các doanh nghiệp vi mô.
+ Cấu phần C: Xây dựng năng lực thể chế và phát triển thị trường mới. Cấu phần này là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án với mục tiêu: (i) Giúp các ĐCTC tham gia dự án nâng cao năng lực hoạt động và cung cấp dịch vụ tốt hơn cũng như các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng ở các vùng nông thôn; (ii) Các doanh nghiệp người dân nông thôn có khả năng tiếp cận tốt hơn đến các dịch vụ tài chính và được hưởng lợi từ một thị trường tài chính cạnh tranh hơn.
d) Các chủ thể tham gia:
- WB: Cũng như các dự án ODA khác, WB tổ chức và tham gia tất cả các khâu trong quá trình quản lý và sử dụng vốn cho dự án TCNT. Trong quá trình thực hiện dự án, WB có trách nhiệm xem xét và có ý kiến trả lời đồng ý đối với: (i) Những nội dung cần xem xét trước khi giải ngân; (ii) Phê duyệt và
điều chỉnh hạn mức sử dụng và phân bổ vốn; (iii) Phân bổ lại các cấu phần vốn; (iv) Thay đổi tư vấn trong các gói thầu kỹ thuật lớn, phê duyệt danh sách
ngắn, hồ sơ thầu, kết quả thầu. Ngoài ra WB còn có nhiệm vụ tham gia ý kiến đối với các báo cáo kiểm toán, báo cáo đánh giá tác động kinh tế xã hội khi thực hiện dự án.
- Các cơ quan quản lý, giám sát thực hiện dự án: Sau khi ký kết hiệp định tài trợ với WB, Chính phủ nước nhận tài trợ phải thành lập hoặc chỉ định một cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, giám sát dự án. Tùy từng nước khác nhau, nhiệm vụ này sẽ giao cho Bộ Tài chính, hoặc SBV hoặc
26
trình thực hiện dự án; (ii) Phê duyệt kế hoạch tài chính của dự án; (iii) Tính toán và công bố lãi suất cho vay; (iv) Đôn đốc các bên tham gia trong việc thực hiện đúng các cam kết và nghĩa vụ của dự án.
- Ban Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trực tiếp trước các cơ quan quản lý, giám sát về: (i) Quản lý tài chính dự án; (ii) Triển khai các cấu phần của dự án; (iii) Triển khai và hướng dẫn của PFI triển khai thực hiện giải ngân các cấu phần của dự án, chịu trách nhiệm quản lý rủi ro dự án nhằm đảm bảo thu nợ gốc và lãi.
- Các ĐCTC tham gia dự án (PFI/MFI): chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn dự án trong hạn mức tín dụng mà họ được cấp để cho vay đến các tiểu dự án hợp lệ. Các PFI/MFI sẽ có trách nhiệm chính trong giám sát các tiểu dự án được tài trợ từ nguồn vốn dự án để đảm bảo nguồn vốn dự án được sử dụng vào mục đích đã được chấp thuận.
- Đối tượng vay vốn cuối cùng: bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và