Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới chodự

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại việt nam,luận án tiến sỹ kinh tế (Trang 44 - 59)

8. Kết cấu nội dung

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới chodự

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT, tác giả nghiên cứu các chỉ tiêu được WB sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện dự án TCNT so sánh với mục tiêu đề ra của dự án. Các chỉ tiêu này được nghiên cứu, so sánh và tổng hợp qua các chuỗi dự án TCNT tại Việt Nam, Philippines. Đồng thời tác giả cũng dựa trên tác động của dự án tới khu vực nông nghiệp-nông thôn và các chủ thể tham gia dự án: các định chế tài chính, người vay vốn cuối cùng để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT. Vốn của WB cho dự án TCNT được quay vòng với thời gian tương đối dài, trên 20 năm nên tác động của dự án mang tính bền vững. Do vậy hiệu quả sử dụng vốn cũng được thể hiện ở nội dung này.

1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án Tài chính nông thôn

Để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của dự án TCNT, WB và Chính phủ nước nhận viện trợ phải thống nhất một tập hợp các chỉ số hoạt động chủ chốt và các chỉ số này sẽ được theo dõi, đánh giá trong suốt quá trình thực hiện dự án. Để đánh giá dự án hiệu quả hay không, các chỉ tiêu này sẽ được đánh giá trên cơ sở so sánh mục tiêu được thống nhất ban đầu so với kết quả thực hiện. Đây là các chỉ số chung nhất, tùy thuộc vào từng dự án, các chỉ số này có thể thêm/bớt cho phù hợp với từng quốc gia.

31

Bảng 1.2: Bộ chỉ số KPI đánh giá hiệu quả dự án TCNT theo khuyến nghị của WB

(tr.USD) (tr.UsD) (%)

Chỉ số kết quả

1 Tổng mức đầu tư lũy kế ở

khu vực nông thôn do dự

án mang lại (triệu USD)

Là chỉ số đo lường lợi ích kinh tế trực tiếp tăng lên do dự án mang lại

X Y (Y/X)

2 Số việc làm tạo ra Chỉ số thể hiện tác động xã hội và lợi ích kinh tế gián tiếp của dự án.

X Y (Y/X)

Các chỉ số đầu ra trung gian

3 Cấu phần 1: Quĩ RDF

Lũy kế giải ngân khoản vay lại (Sub-loans) trung và dài hạn

Chỉ số thể hiện khả năng tiếp cận tới các

nguồn tín dụng có kỳ hạn

X Y (Y/X)

4 Số lượng người vay Chỉ số phản ảnh thước đo mức độ tiếp cận của dự án đến các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nông thôn

X Y (Y/X)

5 Tỷ lệ nợ quá hạn của người vay/tổng dư nợ

Chỉ số đánh giá hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính

TT Chỉ số Nội dung Mục tiêu khi kết thúc dự án Đã thực hiện So với mụ c (tr.USD) (tr.UsD) (%) Cấu phần 2: Quĩ MLF

6 Số lượng khoản vay lại cho người vay lần đầu

Chỉ số phản ảnh thước đo mức độ tiếp cận của dự án đến các cá nhân, hộ gia đình ở khu vực nông thôn. X Y (Y/X) 7 Tỷ lệ % các khoản vay MLF dành cho người vay là nữ Chỉ số để hỗ trợ đánh giá tác động của dự án tới vai trò của phụ nữ

X Y (Y/X)

Cấu phần 3: Xây dựng năng lực và Phát triển sản phẩm mới

8 Ngân hàng đầu mối: Đáp ứng các tiêu chí lựa chọn hoặc thực hiện IDP thống nhất với WB X Y (Y/X) 9 Các PFI/MFI: Đáp ứng các tiêu chí lựa chọn hoặc thực hiện IDP thống nhất với WB Chỉ tiêu đánh giá đáp ứng các tiêu chí lựa chọn hoặc có Kế hoạch Phát triển Thể chế với lịch trình thực hiện được WB chấp thuận X Y (Y/X) 32

TT Chỉ số Nội dung Mục tiêu khi kết thúc dự án Đã thực hiện So với mụ c (tr.USD) (tr.USD) (%) 10 Số cán bộ ngân hàng được đào tạo

Số lượng cán bộ tín dụng được đào tạo thực tế so với kế hoạch ban đầu

X Y (Y/X)

11 Chuẩn bị tài liệu đào tạo cho Hiệp hội SME

Các tài liệu được chuẩn bị đầy đủ theo đúng kế hoạch

X Y (Y/X)

(Nguồn: Tổng hợp từ văn kiện chuối dự án TCNT của Việt Nam và dự án TCNT của Philippines do WB tài trợ) Mỗi dự án đầu tư khi được triển khai thường hướng tới một số mục tiêu nhất định, do đó theo dõi, đo lường mức độ thực hiện các mục tiêu đã đề ra là việc làm hết sức cần thiết. Chỉ số KPI giúp giám sát và theo dõi tiến độ thực thi các mục tiêu đề ra của dự án, từ đó WB và các cơ quan quản lý dự án có thể đánh giá tình hình và kịp thời đưa ra những điều chỉnh, thay đổi trong các giai đoạn triển khai tiếp theo. Một yêu cầu cơ bản đối với việc thiết lập KPI đó là các tiêu chí phản ánh việc hoàn thành mục tiêu dự án phải lượng hóa được để so sánh giữa mục tiêu ban đầu và kết quả thực hiện.

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội đối với người vay vốn cuối cùng

Đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và vốn tài trợ của WB nói riêng dựa trên tác động dự án sử dụng vốn này tới sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể, những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương trình/dự

34

Trong dự án TCNT do WB tài trợ bao gồm hai cấu phần tác động tới người vay vốn cuối cuối là Quỹ RDF và MFL. Do vậy, để đánh giá hiệu quả tác động đối với người vay vốn cuối cùng, tác giả tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hai Quỹ này tác động lên người vay vốn cuối cùng được thể hiện trong các văn kiện dự án trong chuỗi dự án TCNT của Việt Nam, Philippines. Cụ thể:

a) Chỉ tiêu đánh giá chung cho hai cấu phần vay vốn là Quỹ RDF và MFL:

(i) Đáp ứng mục tiêu kinh doanh: Đánh giá vốn của WB có tác động như thế nào đến thực hiện các dự án/phương án kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp-nông thôn.

(ii)Tăng thu nhập: Đây là đích cuối cùng mà người vay hướng tới. Đặc biệt là đối với người vay vốn là hộ gia đình, việc phát triển kinh tế hộ là vấn đề rất quan trọng để nâng cao thu nhập từ đó cải thiện điều kiện sống.

(iii) Tăng cường nhận thức của người dân đối với các dịch vụ tài chính: Đây là tiêu chí đánh giá mức độ, thói quen của người dân trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua tương tác giữa người dân và các ĐCTC cho vay từ nguồn vốn của WB.

(iv) Cải thiện chất lượng cuộc sống: Bên cạnh các tác động rất rõ nét về vấn đề kinh doanh, việc làm, thu nhập, dự án TCNT đã có những tác động thay đổi tới đời sống của người dân như cải thiện chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục và vấn đề giới.

b) Hiệu quả sử dụng vốn đối với cấu phần RDF: Đây là cấu phần được sử dụng để tăng cường đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình ở nông thôn. Hiệu quả được đánh giá thông qua các chỉ số của các tiểu dự án vay vốn như sau:

+ Giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án: là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai phát sinh từ dự án được áp dụng với

35

một lãi suất chiết khấu hợp lý trừ đi khoản đầu tư thuần ban đầu của dự án đó. NPV thể hiện giá trị tăng thêm của khoản đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ và bao hàm cả yếu tố rủi ro đầu tư.

NPV = ’ -CL l

,=1(1+k)'

Trong công thức trên, CFt là dòng tiền phát sinh vào năm thứ t; k là lãi suất chiết khấu; I là khoản đầu tư ban đầu thuần.

Căn cứ vào tiêu chí NPV, một dự án đạt hiệu quả về mặt kinh tế nếu dự án đó cho NPV > 0, trong khi dự án không đạt hiệu quả sẽ cho NPV <0.

+ Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án (Internal Rate of Return - IRR):

- Tỷ suất sinh lời của dự án (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV = 0. Nói cách khác, tỷ suất sinh lời của dự án là lãi suất chiết khấu phải tìm sao cho với mức lãi suất đó tổng hiện giá của các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng hiện giá của vốn đầu tư.

0 = "-C- I

,=1(1+IRR

Người ta sử dụng IRR để thẩm định và ra quyết định đầu tư: Dự án được lựa chọn để đầu tư phải có IRR lớn hơn hoặc bằng lãi suất vay vốn thông thường; Trong trường hợp IRR của dự án nhỏ hơn lãi suất vay vốn, chứng tỏ việc đầu tư sẽ bị lỗ, hay nói khác đi, việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi hơn là bỏ vốn vào đầu tư.

+ Thời gian hoàn vốn đầu tư:

Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian trong đó tổng vốn (cả gốc lẫn lãi vay) đầu tư vào tài sản cố định được bù lại bằng lợi nhuận và khấu hao. Thời gian hoàn vốn thường được xác định thông qua các khoản thu ròng (khấu hao + lợi nhuận ròng) và trừ dần vào tổng mức vốn đầu tư cho đến khi đạt mức

ST T

Tiêu chí Nội dung Mức đáp ứng

đối tiểu

36

cân bằng. Khoảng thời gian tính đến thời điểm đạt được sự cân bằng đó chính là thời gian hoàn vốn của dự án.

Để đơn giản hóa việc tính toán, có thể bình quân hóa các khoản thu nhập ròng trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Từ đó, thời gian thu hồi vốn đầu tư có thể xác định bằng công thức sau:

l ∑ V

T = (LN + KH)

Trong đó: V là vốn; LN là lợi nhuận; KH là khấu hao

Nhược điểm của sử dụng chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: Vòng đời kinh tế của dự án không được đề cập trong quá trình phân tích, trong khi nó là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự lựa chọn dự án. Nếu nhìn nhận vấn đề chính xác và khắt khe hơn, người ta có thể tính toán thời gian hoàn vốn của dự án có xét tới giá trị thời gian của dòng tiền: Thời gian hoàn vốn đầu tư có tính đến giá trị thời gian của dòng tiền là thời gian trong đó tổng vốn đầu tư (cả gốc lẫn lãi vay) đầu tư vào tài sản cố định được bù lại bằng lợi nhuận và khấu hao sau khi đã tính đến giá trị thời gian của tiền. Thời gian hoàn vốn lúc này được xác định thông qua các khoản thu ròng (khấu hao + lợi nhuận ròng) sau khi đã tính đến giá trị thời gian của tiền và trừ dần vào tổng mức vốn đầu tư cho đến khi đạt mức cân bằng. Khoảng thời gian tính đến thời điểm đạt được sự cân bằng đó chính là thời gian hoàn vốn của dự án có xét tới giá trị thời gian của dòng tiền.

c) Hiệu quả sử dụng vốn đối với cấu phần MLF: Do tính chất các món vay từ Quỹ MLF là nhỏ, với thời hạn ngắn (từ 1 năm trở xuống) và thường là để giúp các hộ gia đình, cá nhân trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa bàn, nên chỉ số tỷ suất hoàn vốn nội bộ (FRR) được sử dụng để xác định khả năng sinh lời của các khoản vay nhỏ và đánh giá xem liệu FRR có cao

37

hơn lãi suất đi vay không, bởi về mặt lý thuyết, FRR cao hơn lãi suất đi vay thì mới bù đắp được chi phí cơ hội của người đi vay.

Có 2 phương thức tính FRR: (i) FRR tính từ dòng tiền ròng so với tổng vốn đầu tư (FRR1) và (ii) FRR tính từ dòng tiền ròng so với vốn tự có (FRR 2). Khi tính FRR theo cách (i) sẽ cho biết tỷ suất hoàn vốn của một đồng vốn của tổng đầu tư ban đầu theo quan điểm của ngân hàng, còn với phương cách tính (ii) sẽ cho biết tỷ suất hoàn vốn nội bộ khi so với một đồng vốn tự có bỏ ra theo quan điểm của nhà đầu tư.

1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tác động kinh tế xã hội tới các PFI/MFI a) Nâng cao năng lực thể chế và cải thiện tình hình tài chính:

- Việc tham gia vào một số khâu của dự án TCNT thường mang đến cơ hội và môi trường thuận lợi để các PFI có thể nâng cao năng lực thể chế của mình so với trước khi tham gia dự án. Tác động trong việc nâng cao năng lực thể chế các PFI được đánh giá khi các PFI đáp ứng đầy đủ hay đáp ứng các tiêu chí tối thiểu do WB đưa ra để được lựa chọn tham gia dự án. Các tiêu chí gồm:

01 Nợ xấu/tổng dư nợ (Tỷ lệ nợ xấu)

Tiêu chí này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.

≤ X1%

02 Hệ số CAR Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài

chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người

ST

T Tiêu chí

Nội dung Mức đáp ứng

đối tiểu

ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ

có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

0 3

Thanh khoản Chỉ tiêu này được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết

≥X3

0

4 ROA Tiêu chí ROA và ROE phản ảnh khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại và giúp nhà quản lý nắm được thực trạng hiệu quả tài chính cũng như năng lực tài chính, từ đó có các giải pháp phù hợp để quản lý hoạt động của Ngân hàng

≥X4% 0

5

ROE ≥X5%

(Nguồn: Tổng hợp từ văn kiện dự án TCNT do WB tài trợ) Hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT được đánh giá là có hiệu quả khi trong quá trình thực hiện dự án, ngày càng gia tăng số lượng các PFI tham gia dự án đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.

- Trong quá trình tham gia dự án, các PFI đều phải nỗ lực cải thiện tình hình tài chính, đây là một trong những mục tiêu quan trọng khi thiết kế dự án TCNT. Mức độ cải thiện tài chính của các PFI được đánh giá thông qua mức độ cải thiện các chỉ tiêu tài chính ở Bảng 1.3.

b) Khả năng tiếp cận khu vực nông nghiệp - nông thôn và đa dạng hóa

danh mục khoản vay: Tiêu chí này được đánh giá khi các PFI trong quá trình

39

kinh doanh có thay đổi và hướng vào khu vực nông nghiệp-nông thôn (ii) Phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khu vực nông nghiệp- nông thôn: được thể hiện số lượng sản phẩm dịch vụ mới cho khu vực này và (iii) Đa dạng hóa cách tiếp cận thị trường nông nghiệp-nông thôn dưới cách hình thức: mở rộng thị phần theo chiều rộng và chiều sâu, kết hợp với các tổ chức kinh tế xã hội để mở rộng thị trường này.

c) Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: Việc tham gia vào các dự án TCNT có sự tham gia của WB đồng nghĩa rằng các cán bộ tín dụng của các PFI làm trong dự án được tham dự vào các khóa tập huấn nâng cao năng lực thẩm định... Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua việc so sánh số lượng cán bộ tín dụng được tham gia các khóa đào tạo để nâng cao về trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và thay đổi nhận thức về môi trường thực tế so với kế hoạch ban đầu của dự án.

1.2.2.4 Tính bền vững của dự án

Hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT được đánh giá qua các nội dung thể hiện tính bền vững của dự án. Cụ thể:

a) Quỹ quay vòng sau khi dự án kết thúc: Sau khi kết thúc giai đoạn giải ngân của dự án, Quỹ quay vòng của dự án vẫn tiếp tục cung cấp vốn cho khu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại việt nam,luận án tiến sỹ kinh tế (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w