Bối cảnh môi trường vĩ mô và môi trường ngành trong quá trình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại việt nam,luận án tiến sỹ kinh tế (Trang 69 - 75)

8. Kết cấu nội dung

2.1. Bối cảnh môi trường vĩ mô và môi trường ngành trong quá trình

2.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Sau giai đoạn tăng trưởng cao từ năm 2000 - 2007, nền kinh tế trải qua tình trạng suy giảm từ 2008 đến 2012. Từ năm 2013 trở lại đây, kinh tế vĩ mô đã trở lại ổn định với lạm phát duy trì ở mức thấp, tuy nhiên Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức mới cần giải quyết nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Hình 2.1: Khái quát tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam

(a) GDP (%)

54

(b) Đầu tư / GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả (c) CPI (%)

55

Phân tích số liệu về tỷ trọng vốn đầu tư/GDP cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất lớn vào việc gia tăng vốn đầu tư, trong khi đó, việc sử dụng vốn được đánh giá là chưa hiệu quả. Mặc dù hệ số ICOR giai 2011-2015 (đạt 5,39), giảm so với giai đoạn 2006-2010 (là 5,76) nhưng ICOR của Việt Nam còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp so với nhiều nền kinh tế trong khu vực (Indonesia: 4,64; Philippines: 4,10). Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Về cơ cấu ngành trong GDP, nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao (giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1%/năm) và là ngành có đóng góp ít nhất vào tăng trưởng GDP nhưng có ý nghĩa đáng kể trong việc đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội thông qua tạo việc làm và thu nhập.

Từ năm 2006 tới năm 2011, để hạn chế tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng. Chính sách tài chính tiền tệ trong giai đoạn này cùng với các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác đã đẩy chỉ số CPI tăng lên ở mức một chữ số trước năm 2006 lên hai con số từ năm 2007 tới năm 2011. Sau năm 2011, cùng với sự ổn định của nền kinh tế chỉ số CPI ổn định ở mức độ một con số.

Trước yêu cầu cần có giải pháp hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Trọng tâm của quá trình tái cơ cấu bao gồm: (i) Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; (ii) Tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân

56

hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; và (iii) Tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Tính đến hết năm 2015, chỉ duy nhất tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng đã gần như hoàn thành còn hai trọng tâm còn lại chưa thực sự có những thay đổi tích cực.

2.1.2. Bối cảnh khu vực nông nghiệp-nông thôn Việt Nam

Với hơn 70% dân số Việt Nam phân bổ trong khu vực nông thôn, do vậy, đóng góp của khu vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế bền vững.

Trong thời gian qua, nếu xét về đóng góp vào GDP và việc làm tạo ra trong khu vực nông nghiệp chưa tương xứng với tổng mức đầu tư trong lĩnh vực này. Ngành nông nghiệp đóng góp trung bình hàng năm khoảng 18% vào GDP và tạo ra hơn 60% số việc làm trong toàn xã hội nhưng tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng 5,5% tới 6,1% tổng mức đầu tư.

Hình 2.2: Đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp đối với nền kinh tế

57

Mặc dù khu vực nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng nông dân Việt Nam vẫn có tỷ lệ hộ nghèo cao và là bộ phận dân số ít được hưởng phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục... Do vậy trong thời gian qua, Chính phủ Việt nam đã có nhiều chính sách nhằm phát triển nông nghiệp-nông thôn gắn với giảm nghèo và phát triển bền vững.

2.1.3. Nguồn vốn ODA phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Vào tháng 11 năm 1993, Việt Nam nhận lại các nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ Quốc tế. Sau hơn 20 năm nối lại quan hệ tới nay, nguồn vốn ODA đã trở thành nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp-nông thôn nói riêng. Đồng thời nguồn vốn ODA còn góp phần thu hút các nguồn vốn khác tham gia vào thực hiện dự án như nguồn vốn của người vay vốn cuối cùng, vốn của các định chế tham gia vào giải ngân dự án ODA.

Hình 2.3: Tình hình ODA đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam

a) Vốn ODA đầu tư vào Nông nghiệp qua các thời kỳ

Đơn vị: Triệu USD

58

b) Các nhà tài trợ

Nguồn: Bộ NN và PTNT (2014) c) Chi tiết đầu tư vào các ngành

59

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại việt nam,luận án tiến sỹ kinh tế (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w