Dựán Tài chính nông thôn III

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại việt nam,luận án tiến sỹ kinh tế (Trang 78 - 83)

8. Kết cấu nội dung

2.2.2 Dựán Tài chính nông thôn III

2.2.2.1 Mục tiêu của dự án

Mục tiêu của dự án TCNT III được nêu tại Hiệp định vay vốn ký ngày 14/11/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và WB gồm: (i) Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp nông thôn; (ii) Tăng đầu tư vốn của các doanh nghiệp nông thôn và tăng việc làm; và (iii) Tăng cường

62

hoạt động cho vay, đặc biệt là khoản vay có kỳ hạn đối với khu vực tư nhân nông thôn thông qua tất cả các ĐCTC tham gia theo các điều kiện thị trường nhằm phát triển nông thôn bền vững, trả được nợ vay nhà tài trợ và không tạo ra gánh nặng cho ngân sách.

Chính phủ Việt Nam hướng tới các mục tiêu trên thông qua vi ệc triển khai giải ngân dự án qua 3 cấu phần trong dự án TCNT III: (i) Tăng đầu tư vốn thông qua các doanh nghi ệp tư nhân và các hộ gia đình nông thôn nhằm tăng tín dụng dài hạn đối với khu vực nông thôn; (ii) Tăng khả năng tiếp cận TCVM trong khu vực kinh tế nông thôn nhằm tăng hạn mức tín dụng nhỏ đối với các hộ gia đình; và (iii) Tăng cường năng lực thể chế và hỗ trợ xây dựng một chiến lược củng cố khả năng tiếp cận nguồn vốn tại khu vực nông thôn. Các ĐCTC được lựa chọn tham gia dự án có thể là các NHTM nhà nước, NHTMCP, Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương và cơ sở, các tổ chức TCVM... và các định chế khác được thực hiện cho vay theo quy định của pháp luật.

2.2.2.2. Cấu phần vốn của dự án TCNTIII

+ Cấu phần A-Quỹ Phát triển nông thôn (RDF III- phần vốn WB tài trợ

175 triệu USD): Đối tượng vay vốn của Quỹ này là các doanh nghiệp nông

thôn với mục tiêu của cấu phần là hỗ trợ giải quyết những khó khăn về nguồn vốn có kỳ hạn cho các ĐCTC tham gia dự án và cho các doanh nghiệp tư nhân nông thôn. Để hướng tới phân đoạn thị trường có khả năng giảm nghèo lớn nhất, các doanh nghiệp vi mô và nhỏ ở khu vực nông thôn, các khoản vay lại từ dự án dự kiến sẽ không quá 80.000 USD/khoản vay và dành cho doanh nghiệp có không quá 50 lao động. Những khoản vay lại lớn hơn 80.000 USD cũng có thể được chấp thuận, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn cho đầu tư ở vùng nông thôn ngoài các thành phố cấp II và dự án có tác động lớn xét về mặt tạo công ăn việc làm.

63

+ Cấu phần B-Quỹ Cho vay TCVM (MLFIII- phần vốn WB tài trợ 10 triệu USD): Đối tượng vay vốn của cấu phần này là hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp vi mô và được sử dụng để cấp những khoản vay nhỏ, ngắn hạn nhằm tăng khả năng tiếp cận của người hưởng lợi MLF III đến các dịch vụ tài chính thông qua các MFI để tài trợ các Tiểu dự án bằng các khoản vay lại Quỹ MLF III. Qui mô khoản vay lại của Cấu phần này được giới hạn ở mức không quá 500 USD.

+ Cấu phần C-Cấu phần Xây dựng năng lực thể chế và phát triển

sản phẩm mới (Phần vốn WB tài trợ là 15 triệu USD): được thiết kế nhằm

giúp các ĐCTC tham gia dự án xây dựng chiến lược nhằm tăng cường sự tiếp cận nguồn tài chính tại các vùng nông thôn ở Việt Nam. Cấu phần này cũng được thiết kế nhằm chứng minh rằng các thị trường mới có thể tìm kiếm được và mang tính khả thi về mặt thương mại. Các thị trường mới này có thể tồn tại dưới các dạng như các khách hàng mới, các sản phẩm và dịch vụ mới, hay các định chế mới tham gia vào dự án. Cấu phần này gồm:

+ 10 triệu USD dành cho các định chế tham gia dự án (BIDV, VBARD và các định chế khác được lựa chọn tham gia dự án) vay với lãi suất ưu đãi (tương đương chi phí vốn vay WB) để xây dựng năng lực thể chế được thiết kế riêng cho từng định chế. Các hoạt động được tài trợ gồm: (i) Các dịch vụ tư vấn hỗ trợ xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh chiến lược, kế hoạch phát triển thể thế, tăng cường năng lực cho vay ở khu vực nông thôn...; (ii) Đào tạo về các kỹ năng quản trị và hoạt động ngân hàng hiện đại; và (iii) Một phần nhỏ để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý dự án.

+ 5 triệu USD còn lại được Chính phủ sử dụng tài trợ dưới hình thức cấp phát để thực hiện các hoạt động được xem là sản phẩm chung cho hệ

64

thống TCNT Việt Nam, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tăng cường năng lực cho hệ thống Quỹ Tín dụng Nhân dân trong việc cung cấp dịch vụ tài chính ở khu vực nông thôn, nghiên cứu phát triển sản phẩm ngân hàng mới và hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động cho vay.

2.2.2.3. Cơ cấu tổ chức của dự án

Dự án TCNT I do SBV đảm nhiệm vai trò của Ngân hàng bán buôn. Trên cơ sở đánh giá những vấn đề cần phải chỉnh sửa để phát huy vai trò của Ngân hàng bán buôn và qua đánh giá năng lực quản lý dự án và những tiến bộ trong hoạt động tài chính và phát triển thể chế của BIDV, WB và SBV đã thống nhất giao vai trò Ngân hàng bán buôn cho BIDV t ừ khi triển khai dự án TCNT II. BIDV thực hiện đồng thời vai trò Ngân hàng bán buôn và nhiệm vụ Chủ dự án, bao gồm cả nhận chuyển giao toàn bộ dự án TCNT I từ SBV. Nhiệm vụ Ngân hàng bán buôn là lựa chọn các ĐCTC tham gia, cho vay, chịu rủi ro cho vay tới các PFI, thu hồi nợ vay và hoàn trả ngân sách đúng hạn để trả nợ nước ngoài, không tạo ra gánh nặng cho ngân sách.

Để thực hiện vai trò này, BIDV đã thành lập Sở giao dịch III thực hiện vai trò của Ban Quản lý dự án để thực hiện những công việc hàng ngày của dự án. Trách nhiệm cụ thể của các chủ thể tham gia trong dự án thể hiện tại sơ đồ 2.1.

65

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hiện nay của dự án

b á n b U ô n b á n I ẻ

Nguồn: Văn kiện dự án TCNT

Thực hiện dự án theo Mô hình Ngân hàng bán buôn đã cho phép nhiều ĐCTC tham gia giải ngân, từ đó thực hiện giải ngân nhanh nguồn vốn, giúp phân tán rủi ro và đa dạng hóa những người hưởng lợi từ dự án. Việc chuyển giao mô hình Ngân hàng bán buôn từ SBV sang BIDV vừa đáp ứng yêu cầu giám sát và quản lý an toàn vốn dự án vừa khuyến khích các định chế mở rộng hoạt động ra khu vực nông nghiệp-nông thôn, tăng cường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông nghiệp-nông thôn, vừa đảm bảo khả thu hồi nợ vay để trả cho ngân sách trả nợ cho nhà tài trợ.

66

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại việt nam,luận án tiến sỹ kinh tế (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w