8. Kết cấu nội dung
1.3.2. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam
Từ những thành công của Malaysia, Indonesia và các bài học thất bại của Philippines trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức, có thể rút ra các bài học cho Việt Nam như sau:
49
Thứ nhất, cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ: Qua phân tích kinh nghiệm của ba nước Malaysia, Indonesia và Philippines cho thấy, hiệu quả của nguồn vốn ODA phụ thuộc vào trình độ quản lý của mỗi nước, thông qua việc xây dựng các cơ chế chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để điều chỉnh mọi hành vi liên quan. Đây cũng là yếu tố đảm bảo hạn chế việc tham nhũng trong thực hiện.
Thứ hai, đảm bảo tính chủ động trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng
ODA cho khu vực nông thôn: Cần phải nhận thức đầy đủ về nguồn vốn ODA
từ trung ương tới địa phương. Bài học của Indonesia cho thấy do những hạn chế trong nhận thức về tiếp nhận ODA cho khu vực nông thôn dẫn tới hai xu hướng tiêu cực: (i) Để cho các đối tác nước ngoài thông qua các dự án ODA áp đặt các điều kiện tiên quyết nhằm gián tiếp hoặc trực tiếp gây ảnh hưởng tới công việc nội bộ của quốc gia; (ii) Chấp nhận cả những dự án ODA đặc biệt các dự án TCNT, không có tính khả thi, dẫn đến tăng nợ nước ngoài mà không đem lại lợi ích gì cho đất nước.
Nguồn vốn ODA là sự ưu đãi của đối tác nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế dành cho các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, vì thế nước tiếp nhận viện trợ cũng có thể mạnh dạn đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản không hợp lý và đi ngược lại lợi ích của quốc gia.
Đây thực sự là điều đáng phải chú ý vì thực tế Việt Nam hiện nay cũng có lúc, có nơi do yếu kém về nhận thức hoặc do các nguyên nhân khác đã "chạy” dự án ODA bằng mọi giá.
Thứ ba, thiết lập cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ các dự án ODA, đặc biệt các dự án TCNT: Từ thực tiễn quản lý ODA liên quan đến khu vực nông thôn ở Malaysia, Indonesia và Philippines thì thu hút ODA không khó bằng việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Nếu không có cơ
50
chế quản lý và giám sát nghiêm ngặt đối với các dự án ODA, đặc biệt các dự án TCNT, thì sẽ dẫn đến tình trạng dự án chậm tiến độ, sử dụng nguồn vốn lãng phí, tình trạng tham nhũng xuất hiện và chất lượng các dự án không cao.
Công tác quản lý, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục qua hình thức đánh giá/kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về ODA.
Đánh giá dự án có thể được tiến hành vào các thời điểm khác nhau của dự án như đánh giá ban đầu được tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện dự án; đánh giá giữa kỳ vào giữa thời gian thực hiện chương trình, dự án; đánh giá kết thúc tiến hành ngay sau kết thúc dự án và đánh giá tác động tiến hành trong vòng 3 - 5 năm kể từ ngày đưa dự án vào khai thác, sử dụng để xem xét ảnh hưởng của dự án ODA tới phát triển kinh tế xã hội từ đó có những thay đổi cho phù hợp. Thêm vào đó, việc đánh giá dự án phải được tiến hành bởi các chuyên gia độc lập được thuê tuyển, có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết.
Thứ tư, tăng cường công tác phân cấp trong quản lý ODA cho khu vực
nông thôn: Bài học về phân cấp quản lý ODA của cả Malaysia và Indonesia
về việc huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (xã hội dân sự) vào quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA cho khu vực nông thôn mang lại thành công cho hai nước này là bài học kinh nghiệm tốt cho Việt Nam. Theo đó việc phân cấp quản lý phải có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý để mỗi cấp quản lý thấy được nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như dám chịu trách nhiệm trước những sai sót do mình gây ra, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ địa phương.
51
Thứ năm, thận trọng tiếp nhận các nguồn vay ODA cho khu vực nông thôn: Bài học từ tốt từ Malaysia, Indonesia và yếu kém tại Philippines cho thấy, Việt Nam chỉ nhận các nguồn vốn ODA cho các dự án liên quan đến khu vực nông thôn thật sự cần thiết, có mục tiêu đã được xác định là ưu tiên và ngân sách trong nước không huy động được. Mặt khác, cần tăng cường năng lực các cơ quan của Chính phủ trong việc quản lý các nguồn ODA, từ khâu thu hút đến khâu sử dụng, tuyệt đối tránh tham nhũng, lãng phí, bởi ODA cũng là một nguồn của NSNN.
52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung liên quan tới dự án TCNT; vốn của WB cho dự án TCNT từ đó làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của WB cho các dự án TCNT. Cụ thể, Luận án đã đi vào các trọng tâm sau:
Thứ nhất, những vấn đề về dự án TCNT và vốn hỗ trợ của WB cho dự án TCNT.
Thứ hai, sau khi phân tích và rút ra được khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT, tác giả đã tổng hợp và phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn của WB cho dự án TCNT trên các tiêu chí: (i) Các tiêu chí do WB thống nhất với chính phủ nước nhận tài trợ; (ii) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội đối với người vay vốn cuối cùng; (iii) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội đối với các PFI và MFI; (iv) Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của dự án.
Thứ ba, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT trên các yếu tố khách quan thuộc về môi trường vĩ mô và các yếu tố chủ quan của các Bên liên quan khi tham gia dự án.
Cuối cùng, tác giả đã phân tích kinh nghiệm của Malaysia, Indonesia và Philippines trên cả hai mặt thành công và thất bại trong việc thu thút, quản lý nguồn ODA cho các dự án TCNT để rút ra bài học cho Việt Nam trong nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA nói chung và vốn của WB cho các dự án TCNT.
53
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÓN CỦA NGÂN HÀNG THE GIỚI CHO
DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM
2.1. Bối cảnh môi trường vĩ mô và môi trường ngành trong quá trìnhtriển khai dự án Tài chính nông thôn tại Việt Nam