6. Kết cấu đề tài
2.1.2. Triết lý kinhdoanh
Thay đổi cuộc sống con ngƣời bằng cách cung cấp các trải nghiệm tuyệt vời trên nền tảng Internet.
2.1.2.2 Giá trị cốt lõi:
Vietnam Esports luôn lấy phƣơng châm “Phát triển bền vững” làm giá trị cốt lõi của mình. Năm giá trị cốt lõi của công ty bao gồm: Trung thực liêm chính, Hƣớng đến mục tiêu, Hƣớng đến khách hàng, Thích ứng thay đổi, Đầu tƣ con ngƣời.
21
Với đội ngũ nhân sự trẻ, giàu nhiệt huyết và sáng tạo, mang trong mình những giá trị cốt lõi mà công ty đã xây dựng, Vietnam Esports tự tin để có những bƣớc tiến vững chắc trong tƣơng lai.
2.1.2.3 Định hƣớng, mục tiêu hoạt động a. Định hƣớng hoạt động a. Định hƣớng hoạt động
Kể từ ngày thành lập, Vietnam Esports đã không ngừng phát triển và trở thành một công ty đƣợc mọi ngƣời biết đến trong lĩnh vực phần mềm và các sản phẩm thể thao điện tử tại Việt Nam.
Trong tƣơng lai, Vietnam Esports định hƣớng nỗ lực nâng cao chất lƣợng, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng các dịch vụ mà công ty cung cấp. Mặt khác, Vietnam Esports cố gắng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng đƣợc ngày càng nhiều những nhu cầu của khách hàng.
b. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu của Vietnam Esports là trở thành công ty dẫn đầu về cung cấp các loại hình thể thao điện tử và dịch vụ gia tăng trên nền tảng Internet, đúng nhƣ sứ mệnh của công ty: “Cung cấp các trải nghiệm tuyệt vời trên nền tảng Internet” cho ngƣời dùng.
Ngoài ra, song song với các hoạt động kinh doanh, công ty sẽ đóng góp nhiều hơn nữa nhằm hỗ trợ cộng đồng, xây dựng một nền móng bền vững, tạo thêm nhiều giá trị hơn cho xã hội.
22
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm
Vietnam Esports hoạt động trong lĩnh vực thể thao điện tử, thanh toán điện tử và thƣơng mại điện tử. Trong đó, Vietnam Esports tự hào là công ty tiên phong trong việc xây dựng và phát triển nền tảng thể thao điện tử chuyên nghiệp tại Việt Nam
Một số sản phẩm tiêu biểu của Vietnam Esports là: Game Liên Minh Huyền Thoại, Game FIFA Online 3, ứng dụng Garena Plus (G+), phần mềm quản lý GCafe, kênh truyền hình thể thao điện tử Vietnam Esports TV,...
Tổng giám đốc VĂN PHÒNG CHÍNH GOP - Vận hành game MKT - Marketing CBP - Cyberpay ECM - Thương mại điện tử
RSD - Bán lẻ Cyberpay CBS - Kỹ thuật phòng máy VĂN PHÒNG PHỤ AHR - Hành chính nhân sự FAC - Kế toán COD - Kỹ thuật lập trình CSS - Chăm sóc khách hàng Thu Mua
23
Hình 2.5: Một số sản phẩm của công ty Vietnam Esports
Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) là trò chơi trực tuyến đƣợc Vietnam Esports phát hành vào ngày 08/08/2012. LMHT có lối game chiến thuật đồng đội, nhanh chóng tạo nên một sức hút lớn với game thủ. Hiện nay có tới hàng triệu lƣợt ngƣời chơi LMHT tại Việt Nam.
Fifa Online 3 (FO3) là trò chơi bóng đá trực tuyến đƣợc Vietnam Esports phát hành tại Việt Nam vào ngày 11/09/2013. FO3 cũng là lối chơi đồng đội, chiến thuật. Các cầu thủ trong game cập nhật sát nhất với thế giới bóng đá ngoài đời
VETV.vn là kênh truyền hình thể thao điện tử trực tuyến chính thức ra mắt vào ngày 30/10/2013. VETV tƣờng thuật trực tiếp hoặc chiếu lại các sự kiện, các giải đấu thể thao điện tử trên Việt Nam và thế giới, thu hút trung bình 17.000.000 lƣợt xem mỗi tháng trên kênh Youtube.
Gcafé là dịch vụ quản lý phòng máy chuyên nghiệp, đƣợc triển khai trên cả nƣớc từ tháng 1/2011. Hiện nay có tới hơn 40.000 phòng máy khắp cả nƣớc đang tín nhiệm sử dụng dịch vụ G-café.
Cyberpay là một hệ thống bán thẻ và thanh toán hóa đơn đƣợc phát hành vào tháng 4/2014. CYBERPAY kết hợp với Gcafé tạo nên gói dịch vụ phòng máy toàn diện, hiệu quả tại các điểm truy cập Internet công cộng.
24
Alo Alo là phần mềm chat và trò chuyện, kết nối game thủ, chính thức hoạt động vào ngày 01/04/2013. Hiện nay tổng số ngƣời sử dụng ALO ALO tại Việt Nam đạt hơn 5 triệu ngƣời.
Garena Plus (G+) có tính năng tƣơng tự nhƣ những chƣơng trình nhắn tin khác. G+ cho phép ngƣời dùng tạo danh sách bạn bè, trò chuyện trực tuyến, kiểm tra quá trình chơi game và thành tích cá nhân.
Ứng dụng Ví điện tử TopPay là sản phẩm mới của công ty Vietnam Esports, chính thức ra mắt vào ngày 31/03/2016 với các chức năng nhƣ mua thẻ game, thẻ điện thoại, chuyển tiền, nạp tiền vào ví...
2.1.5. Mảng thanh toán điện tử - Ví điện tử TopPay 2.1.5.4 Khái niệm ví điện tử 2.1.5.4 Khái niệm ví điện tử
Ví điện tử là phƣơng tiện thanh toán đƣợc sử dụng trong các giao dịch điện tử do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (tổ chức cung ứng ví điện tử) cung ứng. Ví điện tử đƣợc tạo lập thông qua các phƣơng tiện điện tử, trên vật mang tin (nhƣ chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…), cho phép lƣu giữ một giá trị tiền tệ đƣợc đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tƣơng đƣơng với số tiền đƣợc chuyển từ tài khoản thanh toán hoặc tiền mặt vào tài khoản đảm bảo thanh toán cho việc cung ứng ví điện tử của tổ chức cung ứng ví điện tử theo tỉ lệ 1:113.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang cung cấp dịch vụ ví điện tử cho ngƣời dùng. Mô hình này hoạt động với hình thức là khách hàng đăng ký tài khoản (tên và mật khẩu) vào phần mềm ví điện tử do doanh nghiệp cung cấp. Khách hàng sau đó chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của mình (thẻ ATM / Mastercard / Visa...) vào tài khoản “Ví” để tiến hành tiếp tục thực hiện những giao dịch dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp (chẳng hạn nhƣ thanh toán hoá đơn điện, nƣớc; mua thẻ điện thoại; chuyển tiền...)
2.1.5.5 Ví điện tử TopPay
Ví điện tử TopPay là một sản phẩm mới của Công ty Vietnam Esports, chính thức ra mắt vào ngày 31/03/2016.
13 Điều 1, Dự thảo lần 02 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt” của Ngân hàng Nhà nƣớc.
25
TopPay là ứng dụng ví điện tử trên di động, cho phép ngƣời dùng sử dụng tiền trong ví để mua hàng (thẻ điện thoại, thẻ game, thẻ giải trí...), thanh toán các dịch vụ. Một trong những chức năng đặc biệt nhất của ví TopPay, tạo nên sự thuận tiện cho bất kì game thủ nào, là ngƣời dùng có thể nạp trực tiếp Sò14 vào tài khoản Garena. Ngoài ra, ngƣời dùng có thể mua mã thẻ điện thoại các nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone...và thẻ game phổ biến trên thị trƣờng với mức chiết khấu rất hấp dẫn... Một tính năng thú vị khác của TopPay là chức năng chuyển tiền. TopPay hỗ trợ chuyển tiền giữa các ví TopPay hoàn toàn miễn phí thông qua gửi tin nhắn hoặc quét mã QR code cá nhân.
2.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp
2.2.1. Môi trƣờng vĩ mô – Phân tích theo mô hình PEST 2.2.1.1 Luật pháp 2.2.1.1 Luật pháp
Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một quốc gia có sự ổn định về mặt chính trị trong khu vực Đông Nam Á cũng nhƣ trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp hội nhập với thế giới. Với quan điểm doanh nghiệp chính là động lực phát triển đất nƣớc, trong cuộc họp với doanh nghiệp ngày 29/04/2016 vừa qua, Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc đã đƣa ra thông điệp: “Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp.”
Hoà theo xu hƣớng thế giới về việc phát triển “tiền điện tử”15, ví điện tử (một dạng của tiền điện tử) cũng đang đƣợc chính phủ ủng hộ phát triển. Vào năm 2008, Ngân hàng Nhà Nƣớc, theo thống kê, đã cấp phép cho hơn chín tổ chức phi ngân hàng thực hiện thí điểm dịch vụ ví điện tử, bao gồm: MobiVi, VietUnion, VNPay, VinaPay, Smartlink, M_Service, VNPT-EPAY, PeaceSoft và ECPay (do chƣa có hành lang pháp lý cụ thể nên chƣa thực hiện dƣới hình thức chính thức). Trong quá trình thí điểm, theo số liệu của Ngân hàng Nhà Nƣớc, vào 31/12/2013, lƣợng giao dịch trên ví điện tử đạt 45,3 triệu với giá trị 23.350 tỷ đồng.16
14 Sò Garena là giá trị quy đổi từ tiền thật sang tiền trong game (Áp dụng cho các game của Garena nhƣ Liên Minh Huyền Thoại, Fifa Online 3…). Theo giá trị quy đổi hiện tại trong năm 2016 thì trung bình 2 Sò Garena tƣơng đƣơng với 1.000 VNĐ.
15 Theo Ngân hàng Trung Ƣơng Châu Âu (2000), Tiền điện tử đƣợc định nghĩa là “Sự lƣu trữ điện tử của một giá trị tiền tệ trên một thiết bị kĩ thuật mà có thể đƣợc sử dụng một cách rộng rãi để thanh toán cho một cá thể mà không phải là nhà phát hành, trong đó không nhất thiết cần tới sự tham gia trực tiếp của các tài khoản ngân hàng trong giao dịch”.
16 Nguyễn Thế Phong (2015), “Tiền điện tử và ảnh hƣởng của tiền điện tử tới cơ sở thanh toán”, www.sbv.gov.vn,
26
Bắt đầu từ tháng 12/2015, các giấy phép cho phép làm thí điểm dịch vụ ví điện tử đã không còn hiệu lực. Thay vào đó, các tổ chức đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép thí điểm làm Ví điện tử từ ngày 1/3/2015 có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chính thức. Đến tháng 12/2015, các giấy phép cho phép làm thí điểm dịch vụ ví điện tử sẽ không còn hiệu lực.17 Hiện nay, một số tổ chức đã đƣợc cấp phép dịch vụ ví điện tử chính thức nhƣ M_Service với ví điệnt tử MoMo, Công ty Cổ phần DV TM Việt Nam Trực tuyến với ví điện tử Telepay.
Về các quy định liên quan tới việc quản lý doanh nghiệp kinh doanh Ví điện tử, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, phƣơng tiện Ví điện tử đã đƣợc đề cập đến và quy định cụ thể. Theo nhƣ Thuyết minh dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nƣớc, thì “Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt sau khi ban hành đã tạo hành hành lang pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt, qua hai năm triển khai thực hiện đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế.” Trên thực tế, do thanh toán điện tử là một ngành khá mới, nên các quy định và cơ chế giám sát chƣa thực sự nhiều và đƣợc cập nhật kịp thời so với tốc độ phát triển của ngành.
Nhìn chung, mặc dù ví điện tử còn rất mới, song do sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và đa tính năng, ví điện tử đã nhận đƣợc sự quan tâm từ phía Chính phủ, ngƣời tiêu dùng, nhà cung ứng hàng hoá. Điều này cho thấy trong tƣơng lai, ngành công nghiệp về Thanh toán điện tử (đặc biệt là ví điện tử) sẽ có rất nhiều cơ hội mở rộng và phát triển hơn nữa, hứa hẹn sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng của ngƣời dân.
2.2.1.2 Kinh tế
Theo số liệu của tổng cục thống kê, GDP của nền kinh tế có xu hƣớng đi lên qua từng năm. Tăng trƣởng GDP Việt Nam năm 2015 ƣớc tính tăng 6,68% so với năm
17 Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam (2014), Thông cáo báo chí “Về việc ban hành Thông tƣ số 39/2014/TT- NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc hƣớng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.”
27
2014. Năm 2011, GDP tăng 6,24%; năm 2012 tăng 5,25%; và năm 2013 tăng 5,42%; năm 2014 tăng 5,98%.
Theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của Thanh toán điện tử đến sự tăng trưởng kinh tế”
của công ty Moody‟s, việc gia tăng sử dụng các sản phẩm thanh toán điện tử đã đóng góp 880 triệu USD vào tổng giá trị GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2015. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trong các nƣớc Đông Nam Á, Việt Nam là nƣớc đứng thứ hai về chỉ số tăng trƣởng GDP cao nhờ vào sự tăng trƣởng của Thanh toán điện tử (0,14%), chỉ đứng sau Thái Lan (0,19%) và trên Singapore (0,1%). Không chỉ tăng trƣởng GDP, các nhà kinh tế của Moody‟s ƣớc tính trong giai đoạn 2011 – 2015, sự tăng trƣởng của Thanh toán điện tử đã tạo ra khoảng 75.000 việc làm mỗi năm tại Việt Nam. Điều này cho thấy mức độ đóng góp của các sản phẩm thanh toán điện tử (trong đó có Ví điện tử) đang gia tăng, tiềm năng phát triển của ngành là rất cao.
Xét về tình trạng tăng trƣởng nền kinh tế và mức độ lạm phát của Việt Nam trong hai năm trở lại đây, điểm nổi bật nhất phải kể đến là mức độ lạm phát đang ở mức ổn định và rất thấp. Từ năm 2004 đến 2011, lạm phát ở nƣớc ta có xu hƣớng gia tăng, nhƣng từ năm 2012 trở đi, lạm phát lại có xu hƣớng ổn định dƣới mức 7%18. Đặc biệt, lạm phát năm 2015 thấp nhất trong 15 năm trở lại đây.
Theo số liệu từ tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nƣớc năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, tính bình quân mỗi tháng trong năm 2015, CPI chỉ tăng 0,05%. Tổng cục Thống kê nhận xét, CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các tình hình sản xuất kinh doanh phát triển.
Với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế nhƣ hiện đại (tốc độ tăng trƣởng là 5,98%), mặt bằng lãi suất giảm 1,5% - 2%, ngƣời tiêu dùng cho tới nhà đầu tƣ đều hào hứng. Ngƣời tiêu dùng thì đƣợc tiếp xúc và có cơ hội mua những sản phẩm có mức giá giảm, nhà đầu tƣ thì đƣợc vay vốn với lãi suất thấp.
18 Ngô Trí Long (2015), “Lạm phát năm 2015 và những vấn đề đặt ra”, http://cafef.vn/ [http://cafef.vn/vi-mo- dau-tu/lam-phat-nam-2015-va-nhung-van-de-dat-ra-20150128093215398.chn], Ngày truy cập: 24/06/2015
28
Hình 2.6: Chỉ số CPI của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015
Nguồn: GSO
Tuy nhiên, tình trạng lạm phát giảm nhƣ hiện nay cũng chƣa hẳn là một cơ hội toàn diện. Nếu để tình trạng lạm phát tiếp diễn thì kéo theo sức mua ì ạch của nền kinh tế (do ngƣời tiêu dùng chờ giá giảm sâu hơn). Lạm phát tạo điều kiện cho lãi suất giảm, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận đƣợc khoản vay, tuỳ vào doanh nghiệp có đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của ngân hàng khi vay vốn hay không.
Một vấn đề khác, đang nổi trội của nền kinh tế là việc Anh rời khỏi cộng đồng Liên Minh Châu Âu EU (hay còn gọi là BREXIT). Trong tất cả các nƣớc Đông Nam Á, Việt Nam là nền kinh tế có thể bị ảnh hƣởng nặng nhất trong các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á từ sự suy giảm kinh tế của EU, dự báo sẽ xảy ra sau sự kiện “Thiên nga đen Brexit" (Thị trƣờng chứng khoán lao dốc sau sự kiện ngƣời Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi EU).19 BREXIT gây ảnh hƣởng trực tiếp tới kinh tế Việt Nam qua mảng xuất khẩu. Ngoài ra, BREXIT còn làm cho Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam phải nỗ lực giảm lãi suất cho vay hơn nữa để bảo vệ sự tăng trƣởng của nền kinh tế.
Nhƣ vậy, sự ảnh hƣởng của nền kinh tế trong trƣờng hợp này, liên quan tới lãi suất, lạm phát và sự tăng trƣởng của nền kinh tế, không chỉ gồm cơ hội mà bao gồm cả thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Vietnam Esports nói riêng.
19 Trinh D.Nguyen (2016), Bài nghiên cứu “Brexit‟s impact on EM Asia: Not the UK but the EU that matters”,