Đối thủ hiện tại – trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường bên trong, bên ngoài công ty vietnam esports và đề xuất chiến lược cho sản phẩm ví điện tử toppay giai đoạn 2016 2019 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2.2 Đối thủ hiện tại – trực tiếp

Theo số liệu thống kê tính đến 30.04.2016, có 16 tổ chức không phải là ngân hàng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

CÔNG TY GIẤY PHÉP

Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt

36

Công ty Giải pháp Thanh toán Việt Nam

(VNPay) QĐ 15/GP-NHNN ngày 2.10.2015

Công ty Dịch vụ Di động Trực tuyến

(M_Service) QĐ 15/GP-NHNN ngày 16.10.2015

Công ty Dịch vụ Trực tuyến Việt Úc

(BANKPAY) QĐ 17/GP-NHNN ngày 19.10.2015

Công ty Dịch vụ Thƣơng mại Việt Nam Trực

tuyến (Vietnam Online) QĐ 23/GP-NHNN ngày 30.10.2015

Công ty Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt

(VIETUNION) QĐ 27/GP-NHNN ngày 23.11.2015

Công ty Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam

(VIETNAM ESPORTS) QĐ 29/GP-NHNN ngày 16.12.2015

Công ty Giải pháp Thanh toán Điện lực và

Viễn Thông (ECPay) QĐ 31/GP-NHNN ngày 17.12.2015

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ZION (ZION) QĐ 19/GP-NHNN ngày 18.1.2016 Công ty Thanh toán Điện tử VNPT (VNPT

EPAY) QĐ 21/GP-NHNN ngày 22.1.2016

Công ty Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú QĐ 24/GP-NHNN ngày 1.2.2016 Công ty Thƣơng mại Điện tử Bảo Kim QĐ 26/GP-NHNN ngày 1.2.2016

Công ty Công nghệ Vi mô QĐ 30/GP-NHNN ngày 22.2.2016

Tổng Công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện –

Công ty TNHH MTV QĐ 31/GP-NHNN ngày 24.2.2016

Công ty Công nghệ và Dịch vụ MoCa QĐ 32/GP-NHNN ngày 25.2.2016

Công ty Ví FPT QĐ 42/GP-NHNN ngày 8.4.2016

Bảng 2.1: Danh sách các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong số các đối thủ cạnh tranh đang cung cấp tiện ích ví điện tử, bốn đối thủ nổi bật, có nhiều điểm tƣơng đồng về dịch vụ với Ví điện tử TopPay của Vietnam Esports là ví điện tử Momo, 123Pay, FPT Pay, VTC Pay.

37 Sản phẩm Nhà cung cấp Đánh giá Ví điện tử MoMo Công ty Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service)  Là đối thủ mạnh nhất.

 Phát triển với hơn 4000 điểm giao dịch trên toàn quốc.

 Đƣợc đầu tƣ 28 triệu Đô bởi Quỹ Đầu tƣ Standard Chartered Private Equity (SCPE, thuộc Ngân hàng Standard Chartered) và Ngân hàng Đầu tƣ Goldman Sachs.

 Dịch vụ tiện ích tích hợp lên đến 100 dịch vụ; với số lƣợng ngƣời dùng lên tới 2,5 triệu.

Ví FPT Công ty Ví FPT

 Thừa hƣởng danh mục khách hàng từ sendo.vn, FPT Telecom, FPT Retail...  Tận dụng 10.000 shop kinh doanh

Sendo.vn để sử dụng ví FPT.

 Dự kiến trong tƣơng lai, hàng triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ lƣu trữ dữ liệu trực tuyến Fshare, quảng cáo trực tuyến... của FPT cũng sẽ sử dụng dịch vụ ví FPT 123Pay Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ZION (100% Vốn đầu tƣ từ VNG)

 Liên kết với hơn 200 doanh nghiệp lớn nhƣ Lazada, Vietravel, Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh,...

 Khách hàng 123Pay đƣợc hỗ trợ quảng bá trên các trang của VNG nhƣ Zing Me, Zing MP3, Zalo...

VTC Pay Công ty Công nghệ

và Nội dung số

 Có khoảng 01 triệu lƣợt cài đặt và hơn 400.000 tài khoản phát sinh tiêu dùng

38

VTC Intecom thƣờng xuyên.

 Hợp tác với Bƣu điện Việt Nam (VNPost) mở rộng dịch vụ nạp Ví điện tử VTC Pay ra các bƣu điện trên toàn quốc (trên 1000 điểm giao dịch)

Bảng 2.2: Tương quan các đối thủ kinh doanh ví điện tử

Thông qua việc phân tích các đối thủ cạnh tranh, ta cũng thấy đƣợc TopPay muốn trở thành một nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử đứng đầu thị trƣờng là thách thức lớn với các lý do sau:

 Các đối thủ lớn đã có quá trình hoạt động lâu dài, do đó xây dựng đƣợc lòng tin của khách hàng và chiếm thị phần lớn;

 Các đối thủ đƣợc sự hậu thuẫn lớn về ngân sách;

 Mỗi đối thủ đều có cộng đồng sử dụng riêng của mình, và có kênh quảng bá riêng.

Nhìn chung, ví điện tử TopPay của Vietnam Esports phải đối mặt với rất nhiều dịch vụ ví điện tử khác nhau. Mỗi ví điện tử lại có đặc điểm lợi thế cạnh tranh riêng để xây dựng và phát triển trong tƣơng lai.

Công ty Vietnam Esports phát triển với mảng thể thao điện tử và cộng đồng game thủ cực kì đông đảo trên khắp cả nƣớc (hai game lớn là Liên Minh Huyền Thoại và FiFa Online 3 có tới 5 triệu lƣợt ngƣời chơi/game; chƣa kể 4 game di động mới cũng có số lƣợt ngƣời chơi cao). Điều này đồng nghĩa với việc ví điện tử TopPay của Vietnam Esports có thể tận dụng lợi thế về phân khúc khách hàng này của công ty.

Tuy nhiên, với sự ra đời trễ hơn một số đối thủ cạnh tranh, ví điện tử TopPay chƣa đƣợc tích hợp nhiều dịch vụ, nên chƣa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Để có thể phát triển ngang hàng đƣợc với những đối thủ mạnh nhƣ ví điện tử Momo, ví điện tử TopPay cần thời gian để tiếp tục nghiên cứu và phát triển dịch vụ của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường bên trong, bên ngoài công ty vietnam esports và đề xuất chiến lược cho sản phẩm ví điện tử toppay giai đoạn 2016 2019 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)