6. Kết cấu đề tài
2.2.2.1 Đánh giá về môi trƣờng ngành
a. Mức độ hấp dẫn của ngành thanh toán điện tử - ví điện tử
Với sự ra đời của hơn 20 ví điện tử mới hiện nay (gồm cả ví điện tử của các thƣơng hiệu lớn), ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội Thƣơng mại Điện tử Việt Nam (VECOM) có nhận xét: “Có thể nói rằng đây chính là thời điểm bùng nổ của ví điện tử”.
Nguyên nhân khiến nhiều tên tuổi lớn (trên thế giới có Google, Apple, Samsung, Tesco...; Việt Nam có FPT, Mobifone, VNG,...) hứng thú trong việc gia nhập vào thị trƣờng thanh toán qua điện thoại di động bởi thị trƣờng này có nhiều ƣu điểm. Dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động vừa giúp giảm chi phí giao dịch, lại vừa cải thiện doanh thu và các dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh các doanh nghiệp mỗi năm phải trả hàng trăm tỉ đô la phí giao dịch cho các ngân hàng và các công ty phát hành thẻ, ví điện tử ra đời nhƣ một công cụ hỗ trợ đắc lực.
Tại Việt Nam, hình thức thanh toán điện tử qua ví điện tử bắt đầu gia tăng từ năm 2014. Theo báo cáo của Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, tiền mặt - hình thức thanh toán chủ yếu trong các giao dịch mua bán trực tuyến, chiếm còn 64%, giảm 10% so với năm 2013. Tiếp theo là hình thức chuyển khoản qua ngân hàng cũng giảm từ 41% năm 2013 xuống còn 14% năm 2014. Thay vào đó, số lƣợng ngƣời sử dụng ví điện tử lại tăng từ 8% năm 2013 lên 37% năm 2014. 26
26 Bộ Công Thƣơng – Cục Thƣơng Mại điện tử và Công nghệ thông tin (2014), “Báo cáo Thƣơng mại Điện tử Việt Nam”, tr.30.
34
Hình 2.8: Các hình thức thanh toán chủ yếu
Hình 2.9: Tiềm năng phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam
Nguồn: Visanet Q1 & Q2 2015
Báo Tech Radar - chuyên về công nghệ - nhận xét từ năm 2014, tiền mặt đã dần biến mất, cùng với đó là sự lu mờ của các hình thức thanh toán truyền thống. Nhiều ngƣời cho rằng trong tƣơng lai, ví điện tử sẽ thay thế những chiếc ví thực.
b. Cạnh tranh khốc liệt trong ngành
74% 8% 41% 9% 11% 0 64% 37% 14% 11% 7% 1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Tiền mặt khi nhận hàng
Ví điện tử Chuyển khoản
qua ngân hàng
Thẻ cào Thẻ thanh toán Phương thức
khác
2013 2014
Chỉ số thanh toán điện tử Tỉ lệ sử dụng Internet
35
Trên thế giới, hai tập đoàn nổi tiếng thành công trong ngành thanh toán điện tử là ngƣời khổng lồ PayPal – Mỹ (dẫn đầu thị trƣờng toàn cầu hơn 15 năm nay) và ví điện tử Alipay – Trung Quốc. Thanh toán di động (điển hình là ví điện tử) đƣợc dự báo sẽ là một thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt do có sự gia nhập của những ông trùm công nghệ hiện nay nhƣ Google Wallet, Apple Pay, Samsung Pay.
Nhờ sự thuận tiện của ví điện tử, tại thị trƣờng Việt Nam, rất nhiều nhà phát triển công nghệ cũng đang chạy đua với nhau để giành thị phần của mảng thị trƣờng này, do tin tƣởng vào tính khả quan và tốc độ tăng trƣởng của hình thức thanh toán điện tử.
Bên cạnh tiềm năng của miếng bánh thị trƣờng béo bở này, cùng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, rào cản gia nhập của ngành kinh doanh ví điện tử là khá cao. Do khách hàng thƣờng có xu hƣớng chọn sử dụng những thƣơng hiệu uy tín, gắn với những chợ điện tử hay ngân hàng quen thuộc. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu muốn gia nhập ngành, cần nhiều thời gian mới có thể xây dựng đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng.
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành không tạo ra sự khác biệt với nhau, do hầu hết các dịch vụ đƣợc cung cấp thông qua ví điện tử là thanh toán hoá đơn và mua thẻ (thẻ điện thoại, thẻ học...). Chính điều này cũng gây nên sự lúng túng cho ngƣời sử dụng khi chƣa thực sự có các tính năng mở rộng cho ví điện tử tại Việt Nam (ví dụ ở các cửa hàng Starbucks trên thế giới, ngƣời ta gọi món thông qua menu điện tử rồi thanh toán, “chuyển tiền tip” cho các nhân viên thông qua ví điện tử).
Nhƣ vậy nhìn chung, ta thấy đƣợc tiềm năng phát triển to lớn của thanh toán điện tử nói chung và ví điện tử nói riêng. Đây cũng là một thị trƣờng rất tiềm năng để các nhà kinh doanh tiếp tục khai thác.