Trong hệ thống văn bản pháp luật hình sự của Cộng đồng Châu Âu, Công ước bảo vệ Nhân quyền và các quyền Tự do căn bản (tiếng Anh: Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms) là một hiệp ước quan trọng, là nền tảng cơ bản của việc xây dựng pháp luật để bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS. Công ước này còn có tên gọi Công ước Châu Âu về quyền con người hay Công ước Châu Âu về nhân quyền (sau đây gọi là Công ước Châu Âu về quyền con người, được kết kết vào ngày 04/11/1950 tại thủ đô Roma của nước Ý bởi Ủy hội Châu Âu mới được thành lập thời đó, có hiệu lực từ ngày 03/9/1953. Công ước Châu Âu về quyền con người tuy ra đời muộn so với sự phát triển pháp luật TTHS của Châu Âu nhưng có nhiều điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người. Sự ra đời này là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các nước thành viên trong Cộng đồng Châu Âu (EU), là nền tảng cơ bản cho việc giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật của từng quốc gia thành viên.
Trong nội dung của Công ước bao gồm nhiều điều khoản bảo đảm quyền cơ bản của con người, ví dụ như: Điều 3 (Cấm tra tấn); Điều 4 (Cấm chiếm hữu nô lệ bắt lệ thuộc và lao động cưỡng bức), Điều 6 (Xét xử công bằng, trong đó có quyền của người bị buộc tội)… Nội dung Điều 6 Công ước này đề cập đến những nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động TTHS, bảo đảm quyền của người bị buộc tội và những quyền cơ bản của người bị buộc tội (trong đó có bị can) trong vụ án hình sự tại Điều 6.2 và Điều 6.3. Theo đó, Công ước này ghi nhận các quyền cơ bản sau17:
- Quyền được thông báo kịp thời về lý do bị buộc tội (Điều 6.3a)
17
Phạm Thị Hồng Đào (2017), Bảo đảm quyền của người bị buộc tội theo điều 6 – Công ước Châu Âu về quyền con người, Trang thông tin điện tử Bộ tư Pháp, https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint. aspx? UrlListProcess=/qt/ tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27 b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-4bd81e36adc9&ItemID=2089&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7- 96d6-64e9cb69ccf3.
Trên cơ sở nguyên tắc suy đoán vô tội, một người bị coi là người bị buộc tội khi anh ta được thông báo chính thức từ phía cơ quan có thẩm quyền về việc cáo buộc anh ta có thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, đầu tiên anh ta phải được thông báo kịp thời về lý do buộc tội. Sự thông báo phải đảm bảo các nội dung sau: (1) Thông báo một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ lý do anh ta bị cáo buộc. Sự kịp thời ở đây được hiểu là trong khoảng thời gian sớm nhất để người bị buộc tội có điều kiện cho việc bào chữa. Điều này không chỉ thể hiện tính hình thức mà còn là căn cứ pháp lý của việc xem xét và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên những chứng cứ thu thập được ở thời điểm này cũng chưa đủ để phán quyết về hành vi của người bị buộc tội; (2) Thông báo phải được thực hiện bằng một ngôn ngữ mà người bị buộc tội có thể hiểu được. Nếu anh ta không hiểu thì thông báo đó phải được phiên dịch chính xác. Về mặt hình thức, bản phiên dịch nội dung thông báo sẽ là căn cứ để tòa án xem xét.
- Được tạo điều kiện thuận lợi vềkhoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho việc bào chữa (Điều 6.3b)
Quyền này có mối liên hệ mật thiết với quyền được quy định ở Điều 6.3(a). Thời điểm được thông báo về việc cáo buộc cũng đồng thời làm xuất hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội. Họ được tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa của mình. Thời gian thích hợp để chuẩn bị việc bào chữa được xác định khi mà người bị buộc tội tìm được người bào chữa. Khoảng thời gian thích hợp cho việc bào chữa được áp dụng không chỉ đối với người bị buộc tội mà còn đối với người bào chữa của họ. Trong trường hợp vì một lí do nào đó mà người bị buộc tội muốn thay đổi người bào chữa, thì người bào chữa mới sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để anh ta nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị phương án bào chữa. Nếu bị cáo muốn trình bày trực tiếp một cách chi tiết với người bào chữa nhưng họ lại quá bận rộn thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải ghi nhận lời trình bày đó vào biên bản. Ngược lại, sự bảo đảm này sẽ không được đáp ứng nếu như sự tham gia muộn màng của người bào chữa xuất phát từ lí do chủ quan từ chính người bào chữa hoặc thân chủ của họ.
- Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp thực sự cần thiết mà người bị buộc tội không có khả năng tài chính để lựa chọn người bào chữa thị họ sẽ được giúp đỡ miễn phí (Điều 6.3c)
Nội dung cốt lõi của điều khoản này là đảm bảo có hiệu quả quyền bào chữa của người bị buộc tội trong vụ án hình sự. Một phần của nội dung điều này bao hàm
cả nội dung của Điều 6.3(b). Việc đảm bảo quyền bào chữa bao gồm 3 quyền cụ thể sau: (1) Quyền tự bào chữa là quyền mặc nhiên của người bị buộc tội. Anh ta có quyền tự mình biện hộ cho mình mà không cần sự trợ giúp nào khác. Theo những luật gia Châu Âu, thì đôi khi việc tự bào chữa của người bị buộc tội lại gây nhiều bất lợi cho bản thân họ, bởi không phải trong mọi trường hợp người bị buộc tội đều ý thức được việc những lời biện hộ của họ có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng tội trạng của mình. Và trong những trường hợp như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chủ động đề nghị người bị buộc tội nên nhờ người bào chữa. Động thái này được ghi nhận là nội dung của Điều 6.3(c) của Công ước và đã được sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia thành viên; (2) Quyền nhờ người khác bào chữa trong trường hợp người bị buộc tội không thể tự mình bào chữa, thì anh ta có quyền nhờ sự trợ giúp của người bào chữa. Trong trường hợp không có khả năng chi trả các chi phí bào chữa thì theo tinh thần của Điều khoản này, người bị buộc tội cũng có thể được hưởng việc bào chữa miễn phí nếu điều đó đáp ứng sự công bằng về những lợi ích pháp lý chung. Quyền này bao hàm 2 nội dung, hoặc do người bị buộc tội tự lựa chọn người bào chữa, hoặc người bào chữa được chỉ định bởi cơ quan tố tụng. Nếu người bị buộc tội thực sự tin tưởng vào một luật sư nào đó thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể đáp ứng nhu cầu đó của anh ta. Công ước cũng ghi nhận cho họ có quyền thay đổi người bào chữa, và khi có yêu cầu, người bào chữa mới sẽ được triệu tập ngay trong thời gian chuẩn bị cho việc bào chữa. Đối với trường hợp bào chữa chỉ định, thì trách nhiệm cử người bào chữa của cơ quan tố tụng là bắt buộc; (3) Quyền được bào chữa miễn phí. Theo tinh thần của Điều 6.3c thì người bị buộc tội sẽ được bào chữa miễn phí nếu như anh ta không có khả năng nhờ người bào chữa. Khoản tiền chi trả cho việc bào chữa sẽ được trích từ quỹ chung của cộng đồng. Ở các quốc gia như Thụy Điển, Áo, Bỉ, Đức… quyền được bào chữa miễn phí là quyền đương nhiên của người bị buộc tội nếu họ là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất và quyền này gắn liền với nghĩa vụ chỉ định người bào chữa của cơ quan tố tụng. Nếu người bào chữa được chỉ định không thực hiện tốt việc bào chữa của mình thì tòa án sẽ phải chỉ định người bào chữa mới cho bị cáo.
- Quyền được thu thập chứng cứ và kiểm tra lại các chứng cứ do nhân chứng cung cấp chống lại người bị buộc tội (Điều 6.3d)
Điều khoản này được coi là định hướng cho việc xử sự tại phiên tòa. Theo đó, người bị buộc tội và người bào chữa của họ có quyền được xem xét, kiểm tra lại
và chất vấn về những chứng cứ được ghi nhận trong các biên bản về sự buộc tội ngay từ giai đoạn đầu của vụ án. Nội dung này thể hiện ở 2 quyền cụ thể: (1) Quyền thu thập chứng cứ. Mặc dù người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình, tuy nhiên anh ta vẫn có quyền thu thập chứng cứ để biện hộ cho mình. Cụ thể là họ có quyền đặt câu hỏi đối với người làm chứng về những lời khai chống lại mình; có quyền tranh luận với công tố viên về lời buộc tội; có quyền trình bày lời biện hộ trước phiên tòa, cung cấp những thông tin có lợi cho mình; (2) Quyền kiểm tra lại các chứng cứ buộc tội. Sự đảm bảo quyền này cho người bị buộc tội thể hiện: Anh ta có quyền tự mình (hoặc cùng với người bào chữa) kiểm tra hoặc đề nghị toà án kiểm tra đối với tất cả những chứng cứ ghi nhận sự buộc tội trong tất cả các biên bản từ giai đoạn khởi tố vụ án. Điều này một mặt đảm bảo việc bào chữa của người bị buộc tội, mặt khác, qua việc xem xét tổng thể các chứng cứ tòa án quyết định chứng cứ nào được coi là đủ cơ sở pháp lý để buộc tội đối với bị cáo.
- Quyền được có người phiên dịch miễn phí (Điều 6.3e)
Người bị buộc tội có quyền trợ giúp miễn phí về việc phiên dịch và giải thích cặn kẽ về tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của anh ta trong suốt quá trình tố tụng nếu anh ta không thể hiểu được ngôn ngữ được sử dụng. Đảm bảo quyền này đối với người bị buộc tội được coi là sự tuân thủ nguyên tắc “xét xử công bằng”. Trong vụ án xét xử Luedicke, Belkacem và Koc, Toà án đã viện dẫn Điều 6.3e như sau “Tất cả mọi biên bản ghi nhận những chứng cứ cáo buộc đối với bị cáo cần thiết phải được phiên dịch một cách cặn kẽ cho bị cáo để đảm bảo việc xét xử được công bằng”18
. Trách nhiệm chỉ định người phiên dịch thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, mặc dù cũng có trường hợp bản thân người bị buộc tội trực tiếp đề nghị. Mọi chi phí cho việc phiên dịch sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng chi trả. Quyền này được đảm bảo áp dụng ngay ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Ở giai đoạn xét xử, người bị buộc tội (bị cáo) được trợ giúp miễn phí về người phiên dịch nếu anh ta không hiểu ngôn ngữ sử dụng tại phiên tòa. Quyền này sẽ không mất đi hay bị hạn chế ngay cả khi người bào chữa của người bị buộc tội hoàn toàn hiểu được ngôn ngữ sử dụng tại phiên tòa. Và như vậy, người bị buộc tội cũng không được quyền phàn nàn rằng tòa án đã sử dụng ngôn ngữ bản xứ trong việc xét xử, bởi anh ta đã được trang bị có người phiên dịch.
18
Xem Bản án số A.29 ngày 28/11/1978 và A.168 ngày 09/12/1989 của Tòa án nhân dân quyền Châu Âu, http://www.echr.coe.int
Nội dung tại Công ước này quy định khá rõ ràng về quyền của người bị buộc tội nói chung và bị can nói riêng. Theo đó, Công ước này ghi nhận các nguyên tắc để đảm bảo quyền con người như “nguyên tắc suy đoán vô tội” và nguyên tắc xét xử công bằng” thông qua các quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, quyền được thu thập chứng cứ và kiểm tra chứng cứ của nhân chứng cung cấp chống lại người bị buộc tội, quyền được thông báo lý do mình bị buộc tội. Vấn đề của các quốc gia đang là thành viên phải cụ thể hóa các quy định vào trong hệ thống pháp luật của quốc gia nhằm đảm bảo nâng cao quyền con người.