Quyền và nghĩa vụ của bị can theo Luật tố tụng hình sự năm 1988

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 38)

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển pháp luật TTHS từ giai đoạn trước, BLTTHS năm 1988 là BLTTHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1989. BLTTHS năm 1988 là dấu ấn đầu tiên mở đầu cho sự xây dựng, phát triển pháp luật TTHS Việt Nam. Sự ra đời Bộ luật này đã xây dựng và định khung cho toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, điều luật đầu tiên của BLTTHS năm 1988 quy định: "Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự..."23, có thể thấy BLTTHS năm 1988 đã chính thức phân biệt rõ từng giai đoạn tố tụng, để có cơ sở phân biệt rõ tư cách tham gia tố tụng của một người từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn xét xử, không có sự lẫn lộn thuật ngữ bị can, bị cáo trong pháp luật trước đó. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của chế định quyền và nghĩa vụ của bị can, BLTTHS đã cụ thể hóa các quyền của bị cáo, bổ sung thêm bị can là người tham gia tố tụng đã tương đối đầy đủ về quá trình TTHS trong đó có chế định quyền và nghĩa vụ của bị can.

Trong phần những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS năm 1988, bị can tham gia trong quan hệ pháp luật TTHS có các quyền và nghĩa vụ chung như: quyền được bình đẳng trước pháp luật, được tôn trọng các quyền cơ bản, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm; bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; quyền được suy đoán vô tội, không có trách nhiệm pháp chứng minh mình vô tội, quyền được dùng tiếng nói chữ viết trong TTHS; quyền được bình đăng trước Tòa án, có quyền được xét xử bằng một án công khai hoặc được tuyên án công khai bằng một bản án.

23

Bị can có nghĩa vụ chung là tôn trọng nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, tính mạng của người khác trong đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.

Ngoài các quy định chung trên, đối với mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật TTHS có những quy định riêng. Đối với bị can, đầu tiên BLTTHS năm 1988 đã định nghĩa "Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự", không sử dụng lẫn lộn như pháp luật TTHS trước đó. BLTTHS năm 1988 quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của bị can như sau24:

“2- Bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Bị can được giao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; được giao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bản cáo trạng sau khi Viện kiểm sát quyết định truy tố; có quyền khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.”

Theo đó, bị can được ghi nhận các quyền như sau:

- Quyền biết mình bị khởi tố về tội gì; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

- Quyền được nhận các văn bản tố tụng liên quan đến việc buộc tội như: bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn; được giao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra; bản cáo trạng sau khi VKS quyết định truy tố; có quyền khiếu nại các quyết định của CQĐT và VKS; quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án.

Theo đó, khi bắt đầu tham gia tố tụng với tư cách bị can, đầu tiên bị can có quyền biết mình khởi tố về tội gì. Quyết định khởi tố bị can có các thông tin: "...bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật Hình sự; thời gian địa điểm phạm tội và những tình tiết khác"25 và sau khi ra Quyết định khởi tố bị can thì Bộ luật này quy định cơ quan ra quyết định "phải giao quyết định và giải thích

24

Điều 34 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 25

quyền và nghĩa vụ của bị can". Như vậy, ở thời điểm bắt đầu phát sinh quan hệ tố tụng thì bị can được biết rõ về các quyền và nghĩa vụ của mình, thông tin về việc bị buộc tội.

Sau khi biết về việc mình bị khởi tố, bị can có quyền đưa ra các chứng cứ để chứng minh quyền vô tội bằng việc trình bày lời khai hoặc cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét. Cùng với đó, bị can cũng có quyền yêu cầu như: yêu cầu giám định lại, yêu cầu thu giữ vật chứng, yêu cầu khám nghiệm hiện trường... khi không đồng ý với kết quả thu thập chứng cứ của CQĐT, VKS.

Khi xét thấy những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch không vô tư khi làm nhiệm vụ, bị can có quyền yêu cầu đề nghị thay đổi những người này và Cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết yêu cầu theo quy định pháp luật.

BLTTHS năm 1988 còn quy định về quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của bị can. Cụ thể, bị can có thể tự mình bào chữa cho chính mình, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để họ thực hiện quyền này, nếu nhờ người bào chữa thì có thể tham gia ngay từ khi khởi tố bị can. Khác với quy định ở giai đoạn trước năm 1988, tại Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước quy định: "Trong việc đại hình, nếu trước Tòa thượng thẩm một bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một Luật sư để bào chữa cho hắn" 26, tức là người bào chữa chỉ được tham gia ở giai đoạn xét xử. Đây được xem là quy định tiến bộ của BLTTHS năm 1988 vì khi tham gia bào chữa từ giai đoạn khởi tố bị can (tức giai đoạn điều tra đối với hành vi phạm tội của bị can) sẽ góp phần đảm bảo hơn nữa tính đúng đắn của hoạt động điều tra, hạn chế các vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền con người. Đồng thời Bộ luật cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can như sau: “Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ” 27, quy định này đã trở thành nguyên tắc trong pháp luật TTHS nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho bị can được thực hiện quyền bào chữa theo quy định.

Ngoài các quyền được quy định trên, bị can có các nghĩa vụ phải chấp hành việc triệu tập của CQĐT, VKS và các nghĩa vụ khác theo quy định BLTTHS.

26

Điều 44 Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước 27

BLTTHS năm 1988 phần nào đã phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đã đáp ứng được việc đảm bảo quyền, nghĩa vụ của bị can trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đây cũng là thời điểm quan trọng với nhiều thay đổi trong nhận thức lập pháp, làm tiền đề cho việc pháp điển hóa của các BLTTHS về sau trong đó có nội dung về quyền và nghĩa vụ của bị can.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)