Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật Tố tụng Hình sự năm 2003

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 42)

Trong giai đoạn sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền của công dân. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp xác định: “Việc phán quyết của Tòa án phải có căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng; tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”28. Đến Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định phương hướng “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”29

.

Ngày 26/11/2003, BLTTHS năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ tư và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004. BLTTHS năm 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can như sau30

:

“2. Bị can có quyền:

a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì; b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

28

Tiểu mục 1 mục B Chương II Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

29

Tiểu mục 1.1 mục 1 Chương II Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”

30

c) Trình bày lời khai;

d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

So với BLTTHS năm 2003 được sửa đổi, bổ sung vào các năm sau đó thì BLTTHS năm 2003 đã có nhiều quy định mới đáp ứng các yêu cầu cải cách trên, bảo đảm tốt hơn quyền con người. BLTTHS năm 2003 về cơ bản tiếp tục tiếp thu các quy định quyền và nghĩa vụ của bị can quy định ở BLTTHS năm 1988, quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Ban chấp hành Trung ương về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp để đảm bảo thực hiện đầy đủ hơn các quyền của bị can trong TTHS, góp phần nâng cao trách nhiệm của của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên cũng có một số thay đổi, bổ sung trực tiếp và gián tiếp tác động đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can như sau:

Thứ nhất, về hình thức quy định. BLTTHS năm 2003 được đánh giá có bước tiến vượt bậc trong cách thức lập pháp, hình thức trình bày, thể hiện quan điểm pháp điển hóa trong lập pháp ở Việt Nam. Cụ thể: Ở giai đoạn từ những năm 1945 đến 1988, các quy định này được rải rác ở nhiều văn bản khác nhau theo từng nhóm quyền, chủ yếu đề cập đến quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử. BLTTHS năm 1988 ra đời đã có sự thay đổi hơn so với giai đoạn trước, các quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can được tập trung trong một điều luật riêng biệt (Điều 34) nhưng ghép chung hai chủ thể tham gia tố tụng là “bị can, bị cáo” chung trong điều luật này, chính điều này làm cho việc quy định các quyền tuy rằng tập trung trong một điều luật nhưng hình thức trình bày không rõ ràng, quy định trong một điểm, khoản như sau: “Bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì; đưa ra chứng cứ và những

yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Bị can được giao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; được giao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bản cáo trạng sau khi Viện kiểm sát quyết định truy tố; có quyền khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.”. BLTTHS năm 2003 đã thay đổi hoàn toàn hình thức trình bày quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bị can, giải quyết được những bất cập trước đó về hình thức, trong Bộ luật này các quy định quyền và nghĩa vụ của bị can thành điều luật riêng biệt (Điều 49) “bị can”, đồng thời các nhóm quyền và nghĩa vụ của bị can được sắp xếp theo phương pháp liệt kê theo từng khoản, điểm như sau: “…2. Bị can có quyền: a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì; b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; c) Trình bày lời khai…”.

Có thể thấy, qua nhiều giai đoạn phát triển của pháp luật TTHS từ những năm 1945 đến khi BLTTHS năm 2003 ra đời thì các quy định quyền và nghĩa vụ của bị can đã có nhiều thay đổi về hình thức trình bày quy phạm pháp luật, điều này thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức và cách thức lập pháp của nước ta.

Thứ hai, quy định rõ hơn, bổ sung thêm quyền khiếu nại của bị can. Trong BLTTHS năm 1988, quyền khiếu nại của bị can lần đầu tiên được ghi nhận như sau:

“…có quyền khiếu nại các quyết định của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát”31

. Đến BLTTHS năm 2003, quyền khiếu nại của bị can và những người tham gia tố tụng khác được quy định rõ hơn, cụ thể hơn trong một điểm, khoản riêng và đặc biệt đã bổ sung thêm đối tượng khiếu nại như sau: “Khiếu nại, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” 32

. Theo đó, ngoài khiếu nại các quyết định tố tụng như BLTTHS năm 1988 quy định trước đó, BLTTHS năm 2003 bổ sung thêm đối tượng là hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Hành vi tố tụng” bị khiếu nại được quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 10/8/2005 như sau: “…là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án được phân công chủ tọa

31

Điều 34 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988; 32

phiên tòa trước khi mở phiên tòa, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Có thể thấy đối tượng bị khiếu nại được bổ sung trong BLTTHS năm 2003 là hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” có phạm trù rất rộng với nhiều đối tượng là tổ chức, cá nhân khác nhau. Ví dụ như: hành vi không thông báo kết luận điều tra của CQĐT, hoặc hành vi không giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can của ĐTV khi hỏi cung bị can… Quy định mới trên của BLTTHS năm 2003 đã góp phần hơn nữa bảo đảm thực hiện các quyền công dân nói chung, quyền cơ bản của bị can nói riêng, đồng thời điều chỉnh, chấn chỉnh hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động TTHS.

Thứ ba, bổ sung quy định thực hiện quyền bào chữa của bị can gồm:

- Chủ thể Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho bị can. Trong hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam, cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”33

, với trách nhiệm, vai trò trên BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận vai trò của cơ quan này trong hoạt động đảm bảo việc thực hiện quyền của bị can như sau: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình”34. Quy định trên tuy rằng không được ghi nhận trong quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can riêng biệt nhưng đã bổ sung cơ sở cho việc thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can.

- Mở rộng quyền của người bào chữa trong hoạt động thu thập các chứng cứ buộc tội, gỡ tội của bị can gồm:

Quyền đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Trước đó, BLTTHS năm 1988 cũng đã ghi nhận quyền có mặt của người bào chữa khi hỏi cung bị can như sau: “Người bào chữa có quyền có

33

Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 34

mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác.”35, vào thời điểm này việc chưa có cơ sở pháp lý về việc báo trước thời gian hỏi cung thì người bào chữa sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các buổi hỏi cung để trực tiếp tiếp cận được các chứng cứ buộc tội, gỡ tội của CQĐT, phục vụ cho hoạt động bào chữa của mình. BLTTHS năm 2003 đã bổ sung quyền được báo trước thời gian hỏi cung bị can tại điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 cùng với quyền có mặt khi hỏi cung bị can đã tạo nên cơ sở vững chắc để người bào chữa hoạt động và đảm bảo quyền bào chữa của bị can.

- Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa theo yêu cầu của bị can. Cụ thể, BLTTHS năm 2003 ghi nhận bị can có quyền: “Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”36

, cùng với đó ghi nhận quyền của người bào chữa: “Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác”37

. Nếu như trước đây, quyền yêu cầu của bị can chỉ mang tính chất quy định, chưa có cơ chế thực hiện, quy định mới được bổ sung trong BLTTHS năm 2003 này đã gián tiếp tác động đến việc thực hiện “quyền yêu cầu” của bị can được BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003 ghi nhận, giúp bị can tiếp cận được với người bào chữa, thu thập được nhứng đồ vật, tài liệu, tình tiết được xem là chứng cứ có lợi cho bị can mà có thể người bào chữa chưa có được. Có thể thấy, đây là quy định mới thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp, đảm bảo thực hiện quyền bào chữa của bị can.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)