3.1.1. Khái quát tình hình xây dựng và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ bị can ở Việt Nam hiện nay
Quyền con người nói chung, quyền và nghĩa vụ của bị can trong TTHS nói riêng luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhân loại, đặc biệt là các tổ chức quốc tế được thành lập có chức năng bảo vệ quyền con người, đặc biệt là các tổ chức bảo vệ quyền con người của nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người bị tình nghi làm tội, người bị buộc tội (bị can, bị cáo) thì sự quan tâm càng lớn và đề cao hơn về các điều kiện đảm bảo quyền con người. Với tình hình hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực hiện nay, nếu quốc gia nào việc đảm bảo các quyền con người bị hạn chế thì phản ứng của thế giới, các tổ chức quốc tế này càng lớn. Đối với các quốc gia đã tham gia ký kết các Công ước Quốc tế về quyền con người, trong đó có Việt Nam thì việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người nói chung, quyền và nghĩa vụ của bị can trong TTHS nói riêng là nghĩa vụ bắt buộc để đảm bảo thực thi các Công ước đã ký kết.
Đến nay, Việt Nam đã gia nhập nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bị can trong hoạt động TTHS như: Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984; ba Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát chất ma túy (Công ước thống nhất các chất ma túy, Công ước về chất hướng thần, Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần); Công ước phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia…, Việt Nam cũng là thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương, song phương có quy định liên quan đến cấm tra tấn43. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã thực hiện nội luật hóa các quy định về quyền con người được đánh giá là rất thành công. Trong nội dung Báo cáo Quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức
43
Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017), Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước của LHQ về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, Hà Nội, Phụ lục 8.
đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người khác của Nước CHXHCN Việt Nam tại Liên hợp quốc vào năm 2017, Việt Nam đã trình bày khuôn khổ pháp lý chung thể hiện các văn bản nội luật như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Hình sự; BLTTHS; Luật Thi hành án Hình sự; Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam; Luật khiếu nại; Luật tố cáo; các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia. Cùng với đó, Việt Nam còn đưa ra cách thức và thực tiễn áp dụng các điều ước quốc tế và vị trí điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam44. Tại Điều 3 Nghị quyết số 83/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn Công ước chống tra tấn nêu rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với các quy định của Công ước chống tra tấn”, thể hiện Việt Nam sẽ thực hiện các thao tác “nội luật hóa” Công ước quốc tế này.
Hiến pháp năm 2013 đã đưa chế định quyền con người, quyền công dân lên vị trí thứ hai, sau chế định về Chế độ chính trị, tách rời quyền con người ra khỏi quyền công dân, đồng thời chính thức thừa nhận suy đoán vô tội và tranh tụng trong xét xử là những quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự. Trong những năm qua, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuộc hệ thống pháp luật TTHS Việt Nam đã từng bước phù hợp hơn với các quy định của Điều ước quốc tế và luật quốc tế, tạo điều kiện cho tiến trình nội luật hóa diễn ra nhanh chóng. Pháp luật TTHS Việt Nam đã từng bước vận dụng, học hỏi linh hoạt những nội dung của các Điều ước quốc tế để ngày càng tăng mức độ tương thích và không ngừng hoàn thiện những nội dung về đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Ghi nhận những nội dung tiến bộ của luật pháp quốc tế, luật quốc tế, pháp luật TTHS mà trực tiếp là BLTTHS năm 2015 đã bổ sung một số quyền mới của bị can so với BLTTHS năm 2003 như: quyền được biết lý do mình bị khởi tố, quyền được trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; quyền được trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra đánh giá; quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. Cùng với đó, Bộ luật này đã sửa đổi, bổ sung những quy định về
44
Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017), Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước của LHQ về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, Hà Nội, tr 37-38.
việc bắt, tạm giữ, tạm giam và áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hạn chế quyền con người; nghiêm cấm các hình thức bắt, giữ, giam người trái pháp luật, nghiêm cấm và trừng phạt các hành vi truy bức, dùng nhục hình trong tố tụng hình sự. Bổ sung các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm chứng minh tội phạm và người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, quy định các chế tài xử lý hình sự đối với những hành vi phạm tội của những người tiến hành tố tụng. Có những quy định bảo đảm cho bị can thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, có khả năng tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa; tăng cường trách nhiệm giám sát, kiểm sát hoạt động tố tụng của các cơ quan nhà nước, của nhân dân. Từ thực tế giải quyết vụ án hình sự những năm qua cho thấy, việc tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng nói chung và bị can nói riêng đã được quán triệt, thực hiện dần vào nề nếp và có hiệu quả, tỷ lệ án oan sai giảm đáng kể, quyền con người, quyền công dân trong TTHS ngày càng được bảo vệ tốt hơn.
Tại đối thoại nhân quyền ngày 16/12/2015 giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam, liên minh Châu Âu đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc sửa đổi pháp luật hình sự và TTHS cũng như các quy định về tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, đồng thời thống nhất giải quyết những vướng mắc về vấn đề quyền con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam45. Điều này cho thấy, việc bổ sung các quyền và cơ chế bảm đảm thực hiện quyền của người tham gia tố tụng nói chung và bị can nói riêng ở Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn, đảm bảo cho bị can nắm được các chứng cứ buộc tội nhằm thực hiện tốt các quyền của mình.
3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can
Trong những năm gần đây, qua tiếp cận các kênh thông tin về pháp luật khác nhau có thể thấy việc tăng cường bảo đảm quyền và nghĩa vụ của bị can trong TTHS đang rất được đề cao, chú trọng. Không còn tình trạng xảy ra các vụ án xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền của bị can gây rúng động dư luận tương tự như vụ Nguyễn Thanh Chấn bị các ĐTV Công an tỉnh Bắc Giang ép cung gây án oan xảy ra vào năm 2003; vụ Trần Thị Lan bị 02 ĐTV Công an thành phố Nha Trang dùng nhục hình trong quá trình lấy lời khai xảy ra vào năm 201046; hay vụ án oan sai xảy ra tại
45
Báo điện tử Việt Nam: Các Công ước chính về nhân quyền, http://hr.law.edu.vn/các_cong_uoc_chinh_ ve_nhan_quyem
46
Anh Tuấn (2013), Những vụ điều tra viên đánh đập, ép cung gây rúng động, Tạp chí điện tử của Hội Luật gia Việt Nam, https://www.nguoiduatin.vn/nhung-vu-dieu-tra-vien-danh-dap-ep-cung-gay-rung-dong-a11 4044.html
huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng khiến 07 người dân bị giam, giữ kết tội “Giết người” oan, CQĐT VKSND tối cao đã tiến hành điều tra và khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàn Quân, Triệu Tuấn Hưng – ĐTV về tội “Dùng nhục hình”, khởi tố bị can đối với Phạm Văn Núi – KSV về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo yêu cầu của Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 đều quy định các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành các hoạt động tố tụng phải thực hiện hai nội dung vừa xử lý tội phạm và người phạm tội, vừa phải tuân thủ các quy định về quyền con người của các chủ thể tham gia tố tụng mà quan trọng nhất là bị can, bị cáo, không được làm oan người vô tội47. Để có cái nhìn tổng quan về thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can trong hoạt động TTHS ở Việt Nam cần phải đánh giá trên cơ sở số liệu cụ thể về từng loại vi phạm, tuy nhiên việc tổng hợp các số liệu vi phạm về quyền và nghĩa vụ của bị can hầu hết không thể hiện thành các số liệu cụ thể vì trên thực tế có rất nhiều vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý hoặc chưa bị phát hiện trong quá trình giải quyết vụ án nên luận văn chủ yếu dựa trên các kết quả khảo sát hoặc các báo cáo thể hiện các vi phạm nghiêm trọng về tố tụng (trong đó có nguyên nhân vi phạm quyền và nghĩa vụ của bị can) như sau:
Giai đoạn trước năm 2015
Theo Báo cáo Tổng kết công tác và thống kê 10 năm (2005 – 2015) của VKSND tối cao, trong thời điểm báo cáo, VKS các cấp đã ban hành 2.643 kiến nghị khắc phục vi phạm tố tụng trong hoạt động điều tra của CQĐT, trong đó có các loại vi phạm liên quan đến quyền của bị can như: vi phạm về thời hạn giam giữ, không chỉ định người bào chữa, thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý… Từ năm 2006 đến năm 2014, CQĐT VKSND tối cao đã khởi tố, điều tra 21 vụ/42 bị can về tội dùng nhục hình, trong đó có vụ phạm cả 02 tội là dùng nhục hình và làm sai lệch hồ sơ vụ án48
.
Theo Báo cáo tóm tắt của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác ngành Kiểm sát nhân dân nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XIII ngày 18/3/2016 xác định số bị can bị VKS truy tố, bị Tòa án tuyên không phạm tội giảm 98,5% so với nhiệm kỳ trước. Trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, VKS đã yêu cầu trả tự do 176 người. CQĐT VKSND tối cao đã khởi tố 150 vụ án, trong đó chiếm 21,3% vụ án
47
Trần Thảo, “Đảm bảo quyền công dân của người tham gia tố tụng trong điều tra vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số 9 (198) – 2008).
48
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác và thống kê 10 năm (2005 – 2015), Hà Nội, tr 8-9.
xâm phạm hoạt động tư pháp dẫn đến làm oan người vô tội, xâm phạm các quyền con người49
.
Theo Báo cáo quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam trong Chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) vào năm 2010 đưa ra một số kết quả khảo sát về thực tiễn thực hiện quyền bào chữa trong TTHS ở Việt Nam50 như sau:
- Kết quả khảo sát các Luật sư cho thấy CQĐT không tạo điều kiện cho Luật sư tiếp cận được khách hàng của mình trong giai đoạn điều tra: 35% Luật sư cho rằng CQĐT “không bao giờ cung cấp danh sách và thông tin của người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can liên lạc”; 30% Luật sư phản ánh rằng CQĐT “hiếm khi” hỗ trợ người bị tạm giam, bị can “liên lạc với người thân để nhờ tìm người bào chữa”
- CQĐT chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tạm giữ, bị can tiếp cận người bào chữa chủ yếu với hình thức “phổ biến quyền có người bào chữa” nhưng ở mức độ “thi thoảng” chiếm cao nhất 37%, trong khi đó xấp xỉ 70% Luật sư không cho rằng công tác này đã đạt được như vậy. Tỷ lệ các luật sư đánh giá VKS thực hiện công tác “phổ biến quyền có người bào chữa” còn kém hơn cả CQĐT, trong khi đó công tác này là bắt buộc nhưng VKS đã thực hiện ở mức độ “thường xuyên”
không cao.
- Các Luật sư được phỏng vấn trực tiếp cũng phản ánh rằng “giai đoạn điều tra là giai đoạn khó khăn nhất để họ có thể thực hiện quyền bào chữa của mình”
(27/45 luật sư có ý kiến này), “CQĐT chỉ thông báo cho bị can là họ có quyền nhờ người bào chữa” (21/45 luật sư có ý kiến này), “không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ CQĐT” (14/45 luật sư có ý kiến này), “chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp là án chỉ định” (5/45 luật sư có ý kiến này).
Giai đoạn từ năm 2015 cho đến năm 2019 (phạm vi nghiên cứu)
Theo Báo cáo công tác năm 2016 của VKSND tối cao tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thể hiện những chuyển biến tích cực có liên quan đến hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của bị can như: Tỷ lệ bắt, tạm giam về hình sự sau phải trả tự do do không cấu thành tội phạm chiếm tỷ lệ 0,26% (giảm 50,8% so với năm
49
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Báo cáo tóm tắt của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác ngành Kiểm sát nhân dân nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XIII ngày 18/3/2016, Hà Nội, tr 3-4
50
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Báo cáo quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam trong Chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP), Hà Nội, tr 33-34.
2015). CQĐT VKSND tối cao đã khởi tố 30 vụ án hình sự, trong đó tỷ lệ vụ án xâm phạm đến quyền còn người chiếm tỷ lệ thấp (2,6%)51. Tại kỳ họp này, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga cho biết: Ủy ban Tư pháp đánh giá cao công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS, đáng ghi nhận các số liệu về điều tra truy tố đúng thời hạn, đúng tội danh, vi phạm về quyền của người bị buộc tội chiếm tỷ lệ rất thấp52.
Theo Báo cáo tóm tắt công tác của Viện trưởng VKSND tối cao tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội XIV ngày 03/11/201753 đã trình bày: tỷ lệ điều tra, truy tố đúng thời hạn đạt 99,9%, vượt 9,9% chỉ tiêu của Quốc hội; tỷ lệ truy tố đúng tội danh đạt 99,9%, vượt 4,9% chỉ tiêu của Quốc hội; đặc biệt, số bị can phải đình chỉ do không tội phạm giảm 55,3%, trường hợp phải đình chỉ do bị can không phạm tội (chiếm 0,015% bị can đã xử lý, giải quyết).
Theo Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp Thứ 6, Quốc hội khóa XIV của VKSND tối cao ngày 29/9/201854 trình bày: số bị can phải đình chỉ do không phạm tội giảm dần (năm 2016: 70 bị can; năm 2017: 32 bị can; năm 2018: 23 bị can) và số bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội cũng giảm dần (năm 2016: 14 bị cáo; năm 2017: 12 bị cáo; năm 2018: 06 bị cáo).
Theo Báo cáo công tác năm 2019 của VKSND tối cao tại kỳ họp thứ 8, Quốc