Pháp luật TTHS Hoa Kỳ quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 32)

Hoa Kỳ là quốc gia bao gồm nhiều chính quyền các bang, tiểu bang; do đó hình thành nên nhiều mô hình TTHS riêng biệt và độc lập. Trong đó, mô hình TTHS của liên bang Hoa Kỳ là mô hình tố tụng tranh tụng. Không có BLTTHS riêng, nhưng pháp luật của liên bang Hoa Kỳ điều chỉnh về TTHS bằng các văn bản như: Quy tắc TTHS Liên bang, Quy tắc tố tụng phúc thẩm liên bang, Quy tắc của tòa án tối cao, Quy tắc về bằng chứng của liên bang, hàng loạt các đạo luật của liên bang và các quyết định hợp hiến của Tòa tối cao, Quy tắc nội bộ của CQĐT (Quy tắc Miranda).

Quyền của người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo tại Hoa Kỳ được bảo đảm theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1982, Công ước chống tra tấn và pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ. Có thể khái quát một số quyền cơ bản sau đây của bị can:

- Quyền được thông báo:

Khi bị bắt giữ, bị can phải được thông báo ngay lập tức, không chậm trễ về lý do bị bắt giữ và tội trạng bị cáo buộc.

Nếu thẩm vấn bị can đang bị giam giữ, cảnh sát phải thông báo cho bị can biết họ có 03 quyền quan trọng: quyền im lặng; quyền được tiếp cận luật sư (trường hợp bị can không đủ khả năng mời luật sư, người đó sẽ được chỉ định luật sư miễn phí) và bất kỳ điều gì bị can nói ra đều có thể được sử dụng làm bằng chứng chống lại bị can tại phiên tòa.

- Quyền yêu cầu:

Sau khi bị bắt giữ, bị can được ĐTV dẫn giải "không chậm trễ" tới một vị Thẩm phán để được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được thả tự do. Việc

"không chậm trễ" được hiểu là trong vòng chưa đến 6 tiếng kể từ khi bị bắt, bị can được chuyển sang tòa án giam giữ. Những người bị bắt giữ hay giam giữ đều có quyền yêu cầu Tòa án thụ lý đơn yêu cầu xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ và yêu cầu được thả tự do nếu việc giam giữ trái pháp luật. Nạn nhân của việc bắt giữ, giam giữ trái pháp luật có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Pháp luật TTHS Hoa Kỳ quy định: Một cá nhân chỉ bị bắt giữ khi (1) Có lệnh bắt giữ do Thẩm phán ban hành khi xét thấy có đủ chứng cứ chính đáng để kết luận người đó phạm tội; và (2) Cảnh sát có cơ sở chính đáng để cho rằng người đó đang phạm tội hoặc đã phạm tội.

- Quyền khiếu kiện

Người bị tình nghi, bị can, bị cáo cũng có quyền khiếu kiện đối với các ĐTV, công tố viên để đòi bồi thường thiệt hại nếu việc điều tra không đủ chứng cứ. ĐTV hoặc công tố viên có thể bị kỷ luật hành chính nếu có cơ sở cho rằng họ đã không làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Pháp luật TTHS Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng chứng cứ trực tiếp, không sử dụng các chứng cứ gián tiếp, các chứng cứ vi phạm thủ tục tố tụng. Do đó, các quy định về quyền của bị can mang “hiệu ứng” của tinh thần này, coi trọng việc thu thập chứng cứ đúng pháp luật, không vi phạm đến các quyền cơ bản của con người, quyền của bị can trong TTHS.

Là thành viên của Công ước Châu âu về quyền con người của người bị buộc tội đồng thời học hỏi từ pháp luật TTHS Hoa Kỳ về quyền con người thì việc nội luật hóa vào pháp luật quốc gia là cần thiết, đúng định hướng hoàn thiện pháp luật TTHS, đề cao giá trị quyền con người, quyền của người bị buộc tội. Chúng ta vẫn cần học hỏi, tiếp thu, thay đổi và rút kinh nghiệm từ thực tiễn để nâng cao chất lượng tư pháp lên tầm cao mới, sánh ngang với khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, thực tiễn pháp lý và về mặt xã hội. Trong đó, quan trọng nhất đảm bảo được quyền con người của bị can trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bởi vì bị can về bản chất là một công dân nên cần được hưởng các quyền cơ bản, trong đó có quyền được công bằng.

Nội dung các quyền của bị can có thể được phân loại thành các nhóm quyền gồm: nhóm quyền tiếp cận thông tin buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng; nhóm quyền tự bảo vệ chính mình; nhóm quyền tác động đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Về nghĩa vụ của bị can là việc Nhà nước bắt buộc bị can phải chấp hành các quy định của pháp luật được yêu cầu từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Để các quy định về quyền, nghĩa vụ của bị can được áp dụng vào thực tiễn thì cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định này là yếu tố quan trọng. Theo đó, các cơ chế bảo đảm này là tổng hòa các cơ chế về tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo cho việc thực hiện các quy định quyền, nghĩa vụ của bị can.

Đồng thời qua việc tham khảo pháp luật quốc tế quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can, Luận văn đã nghiên cứu các quy định trong Công ước Châu Âu về quyền con người và pháp luật TTHS Hoa Kỳ, qua đó nhận thấy cách thức trình bày quy phạm mang tính cụ thể, rõ ràng hơn dễ dàng trong việc áp dụng và thực hiện pháp luật.

Tóm lại, nội dung chương I của Luận văn cung cấp những lý luận cơ bản về quyền và nghĩa vụ của bị can, cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm từ pháp luật quốc tế.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CAN

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của bị can theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)