Cơ sở pháp lý của MFN được quy định tại Điều I Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại 1994 (GATT): “…mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền
miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện”. Nghĩa là nếu một quốc gia thiết lập một quy chế “ưu đãi” hay “miễn trừ” thương mại nào đó cho bất kỳ đối tác thương mại nào thì phải dành quy chế “ưu đãi” hay “miễn trừ” này cho đối tác mà họ cam kết thực hiện chế độ MFN. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc MFN được dành cho các quốc gia thành viên một cách tự động và ngay lập tức.
Một điều đáng lưu ý ở đây chính là điều kiện “sản phẩm tương tự” của hàng hoá. Hàng hoá khác nhau thì áp dụng chính sách, chế độ khác nhau, nhưng nếu sản phẩm tương tự nhau mà bị phân biệt đối xử thì sẽ vi phạm quy định MFN. Trên
thực tế, việc xác định tính tương tự của hàng hoá rất phức tạp và mỗi quốc gia có một tiêu chí đánh giá khác nhau về vấn đề này. Đây chính là yếu tố mấu chốt để xem xét các biện pháp, chính sách của quốc gia có vi phạm MFN hay không khi WTO không có một định nghĩa cụ thể nào mà dựa vào từng vụ việc cụ thể.
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO luôn khẳng định rằng việc xác định tính tương tự của hàng hoá là một vấn đề linh động, phụ thuộc rất nhiều vào ý chí
của cơ quan nhà nước và cơ quan giải quyết tranh chấp44. Để xác định tính tương tự
của hàng hoá, có thể dựa vào thành phần, tính chất vật lý sản phẩm (kích cỡ, thành
phần hoá học, hiệu quả, tính bền…)45, mã hàng hoá theo biểu phân loại của Tổ chức
hải quan thế giới (Mã HS), khả năng thay thế về công năng và thói quen của người tiêu dùng46.
Đối với nhựa, sản phẩm nhựa được sử dụng rộng rãi, dễ được coi là có tính tương tự nhau. Tuy nhiên, nhựa phế liệu thì không phải loại nào cũng tương tự và có thể thay thế nhau làm nguyên liệu sản xuất, đơn cử như phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS), phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC) ở dạng xốp, không cứng bị cấm nhập khẩu làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Xét về tính năng sử dụng, mặc dù các loại phế liệu nhựa nhiệt dẻo đều có thể tái chế làm nguồn nguyên liệu tái sinh, song chúng lại có thành phần hoá học khác nhau. PVC dạng xốp, không cứng chứa phụ gia phtalates và bisphenol A có ảnh hưởng đến hệ sinh dục, gan, thận47; styrene được cho là thành phần dễ bị thôi nhiễm ra nhất từ PS, được cảnh báo thuộc nhóm
chất có thể gây ung thư cho con người48. Xuất phát từ việc chứa nhiều phụ gia có
tính nguy hại, tỷ lệ tái chế mang hiệu quả không cao, do đó các loại phế liệu này không được các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng trong hoạt động sản xuất.
44
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Nhật Bản – Đồ uống có cồn, WTDS8/AB/R, 04/10/1996, phần H.1.(a),
tr.25 – 26; Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới Amiang và các sản phẩm
chứa chất này (EC – Measures Affecting Absbestos and Asbestos – Containing Products), WT/DS135/AB/R, 12 3 2001, đoạn 88 – 89, 93 – 99, 101.
45
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, EC – Sản phẩm Amiang, WT DS135 AB R, 12 3 2001, đoạn 114.
46
Xem thuật ngữ “tương tự” được giải thích trong vụ kiện Úc – Trợ cấp đối với ammonium sulphate, Vụ kiện Tây Ban Nha – Quy chế thuế đánh trên cả phê chưa rang, Vụ kiện Nhật Bản – đồ uống có cồn và EC – Sản phẩm amiang.
47
“Xếp hạng độ an toàn của các loại nhựa đựng thực phẩm bạn nhất định phải biết”, https://www. webtretho.com/f/meo-hay-suc-khoe-va-doi-song/xep-hang-do-an-toan-cua-cac-loai-nhua-dung-thuc-pham-ban - nhat-dinh-phai-biet-2181037, truy cập 3/2/2021.
48
“Xếp hạng độ an toàn của các loại nhựa đựng thực phẩm bạn nhất định phải biết”, https://www. webtretho.com/f/meo-hay-suc-khoe-va-doi-song/xep-hang-do-an-toan-cua-cac-loai-nhua-dung-thuc-pham-ban - nhat-dinh-phai-biet-2181037, truy cập 3/2/2021.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc còn được khẳng định lại trong Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade,
Hiệp định TBT). Các thành viên của hiệp định có quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống, môi trường, sức khỏe con người nhưng phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các
điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế49
.