Thuế quan chính là chi phí mà các nhà xuất khẩu phải bỏ ra cho hàng hoá khi muốn đi vào lãnh thổ của quốc gia nhập khẩu. Tuỳ vào từng loại khác nhau, mức thuế mà nhà nước đánh vào hàng hoá cũng sẽ không giống nhau. Song, chính phủ các quốc gia khi áp dụng biện pháp thuế quan đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.
Điều II.1(a) GATT quy định về nghĩa vụ thuế của các thành viên WTO như sau: “Mỗi bên ký kết sẽ dành cho thương mại của các bên ký kết khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn những đối xử đã nêu trong phần tương ứng thuộc Biểu nhân nhượng tương ứng là phụ lục của Hiệp định này”. Biểu nhân nhượng là một thành tố của GATT ghi nhận mức thuế quan mà các quốc gia thông qua đàm phán và cam kết dành cho các nước thành viên khác khi gia nhập WTO. Mức thuế của mỗi quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc vào đặc thù trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước đó. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng chính phủ được phép bảo hộ nền kinh tế nước nhà bằng thuế quan nhưng phải được ràng buộc bởi Biểu nhân nhượng và không được phép đánh thuế nhập khẩu cao hơn mức thuế trần đã cam kết. Các hạn hữu thường rất hiếm xảy ra trừ khi các quốc gia đã làm hết những gì
hợp lý và có thể để đưa ra một sự bù đắp đúng mức60 hoặc vận dụng các ngoại lệ
chung. Song việc áp dụng này, như đã phân tích, rất khó có thể chứng minh được tính hợp lệ và thường dẫn đến tranh chấp.
Các quốc gia chỉ có thể thay đổi, rút bỏ Biểu nhân nhượng về mức thuế quan của mình thông qua đàm phán lại với các thành viên ký kết ban đầu, các bên ký kết
60
khác có quyền lợi như là đối tác cung cấp chủ yếu vào mỗi thời kỳ ba năm61 hoặc áp dụng miễn trừ. Thực ra, các quốc gia hoàn toàn có thể điều chỉnh, rút bỏ Biểu nhân nhượng mà mình đã cam kết trước đó nếu không đạt được thoả thuận đàm phán lại. Tuy nhiên, các đối tác cũng sẽ có quyền rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu.
Kế thừa tinh thần của GATT, Hiệp định EVFTA cũng quy định mỗi bên cam kết sẽ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ bên kia phù
hợp với Biểu cam kết được ký kết trong hiệp định62 và không bên nào được tăng bất
kỳ mức thuế quan đang áp dụng tại Biểu cam kết nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại. Ngoài thuế quan, các loại phí dịch vụ liên quan đến nhập khẩu hàng hoá cũng chỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các chi phí cung cấp dịch vụ và không được mang tính chất bảo hộ gián tiếp cho sản phẩm nội địa hay là thuế đánh vào xuất nhập khẩu với mục đích thu ngân sách63.
Có thể nhận thấy, có quá nhiều sự ràng buộc chặt chẽ về mức thuế và sự khó khăn trong việc điều chỉnh Biểu cam kết. Ngay cả các loại chi phí khác cũng được quy định vừa đủ bù dịch vụ để tránh biến thành biện pháp bảo hộ hay thuế quan trá hình. Từ đó, vai trò của biện pháp thuế quan trở nên khá mờ nhạt, nhất là trong quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa, ngăn cản rác thải tràn vào Việt Nam.