Một số giải pháp kiến nghị cho quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 75)

những phế liệu nhựa không đạt chuẩn về các quốc gia sản xuất, tuy nhiên, trên thực tế thì đây là bài toàn rất khó khăn. Cũng theo Bộ Ngoại giao cho biết để trả 69 container Philippines đã phải đấu tranh ngoại giao mất 5 năm. Trong khi đó, tại Việt Nam số lượng container được yêu cầu tái xuất lên đến 503 container, trong đó có

289 container phế liệu nhựa115. Vậy liệu Việt Nam phải sử dụng con đường ngoại

giao trong bao lâu là một câu hỏi rất khó để ước lượng. Trường hợp không thể trả về nước xuất khẩu, việc tái xuất phế liệu nhựa không đủ điều kiện nhập khẩu sang nước thứ ba không là một lựa chọn khả thi. Bởi lẽ, việc này vi phạm quy định Công ước Basel về việc cấm vận chuyển chất thải sang nước khác mà Việt Nam là thành viên và nguy cơ có thể bị trả về là rất cao. Rõ ràng, việc tái xuất phế liệu không hề dễ dàng, dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền buộc phải xử lý bằng biện pháp cơ học (đốt, chôn lấp). Có thể nói, so với việc xử lý như vậy thì việc ngăn chặn, phòng ngừa ngay từ đầu phế liệu nhựa nguy hại sẽ khả thi và ít tốn chi phí cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường hơn.

3.3. Một số giải pháp kiến nghị cho quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại Việt Nam Việt Nam

Ngày nay, mở cửa thị trường, tự do thương mại là xu thế tất yếu trên thế giới. Các lợi ích kinh tế đem lại là vô cùng to lớn, song cũng mang đến rất nhiều vấn đề

115

“Việt Nam tìm cách xuất trả phế liệu cương quyết như Malaysia, Philippines”, https://nhandan.com.vn/vi- moi-truong-xanh/viet-nam-tim-cach-xuat-tra-phe-lieu-cuong-quyet-nhu-malaysia-philippines-374047, truy cập ngày 5/3/2021.

liên quan đến môi trường sống cũng như sức khoẻ con người. Do đó, trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay đã bắt đầu có các chương về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đơn cử như EVFTA. Tuy nhiên, chúng chỉ mới dừng lại ở việc ghi nhận và tái khẳng định trách nhiệm bảo vệ môi trường. Có thể nói, Việt Nam khó có thể dựa vào các điều khoản về môi trường chưa rõ ràng này để làm cơ sở pháp lý, giải pháp để giải quyết các vấn đề trong việc quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa của mình.

Một số giải pháp được đề cập đến mang tính chất thiết thực, lâu dài, xử lý từ nguồn gốc của vấn đề sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 75)