Đầu tư công đoạn thu gom, phân loại cho tái chế Nâng cao trách

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 78 - 90)

nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu

Tái chế nhựa là khâu quan trọng nhất để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn mặc dù vẫn còn nhiều thách thức về công nghệ và chi phí. Trước đây, phần lớn nhựa được tái chế bởi hình thức cơ học, chỉ phù hợp với chất thải đồng nhất và không gây ô nhiễm121.

Hiện nay, người ta đang hướng đến một phương pháp tái chế mới thông qua các chất xúc tác hoá học, nhiệt và áp suất, chuyển đổi chất thải nhựa thành các nguyên liệu tái chế có khối lượng, chất lượng cao hơn một cách bền vững, khả thi. Mặc dù vậy, chi phí vận hành để tái chế nhựa thường cao, tập trung ở khâu thu gom và phân loại vì nguồn cung cấp chất thải nhựa có thể tái chế hạn chế. Thu gom và phân loại là một quá trình tốn thời gian và tốn nhiều công sức, chiếm

khoảng 40% chi phí tái chế122. Tại Việt Nam, việc thu gom phân loại cho tái chế

còn thô sơ, chủ yếu ở các cơ sở “đồng nát” nhỏ lẻ, chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay, để thúc đẩy hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng phế liệu trong nước, Việt Nam ban hành quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất123.

Ngoài ra, để phát triển việc thu gom, phân loại chất thải nhựa phục vụ cho tái chế, tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, một số thành viên của Liên minh châu Âu đã áp dụng chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility, EPR). Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất được hiểu là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với chính sản phẩm thải bỏ của mình thông qua một loại phí tương ứng với sản phẩm được sản xuất. Phí này chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế rác thải và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Có thể nói, EPR xuất phát từ “nguyên tắc gây ô nhiễm phải trả

121

Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt (VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), tlđd (7), pp.24-25.

122

Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt (VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), tlđd (7), pp.24-25.

123

tiền”124. Điều này cho thấy, việc thu gom, xử lý chất thải nhựa không phải chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là của doanh nghiệp. Chia sẻ về thành công áp dụng EPR tại Hàn Quốc, TS.Kim In Hwan, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết: “Sau khi áp dụng EPR ở Hàn Quốc, 93% bao bì màng nhựa được tái

chế trong năm 2016 (từ 172.000 tấn năm 2003 lên 851.000 tấn năm 2016)”125.

Có thể nói, EPR mang lại rất nhiều lợi ích trong việc nâng cao trách nhiệm của các nhà sản xuất, đồng thời tạo ra nguồn kinh phí khác thuế đầu tư phát triển hệ thống tái chế tiên tiến. Hiện nay, Việt Nam đang trên kế hoạch để nghiên cứu, xây dựng cơ sở pháp lý và thực thi EPR; tuy nhiên cần xem xét giải quyết những thách thức để EPR thực sự phát huy được vai trò của nó. Thứ nhất, EPR nếu do một cơ quan tư nhân điều tiết các khoản phí thu được sẽ rất dễ dẫn đến tính không minh bạch, sự khó quản lý và kiểm tra của nhà nước. Thứ hai, việc phân tách EPR thành một loại phí riêng không liên quan đến thuế nhà nước như kinh nghiệm của một số quốc gia cũng rất khó thực hiện trên thực tế.

124

Pascal Renaud, Fanny Quertamp, (2020), Báo cáo tóm tắt chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản

xuất (EPR) đối với rác thải bao bì tại Việt Nam, Vụ pháp chế - Bộ Tài nguyên môi trường, tr.7.

125

“Đề xuất mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất trong quản lý chất thải rắn và những kinh nghiệm từ quốc tế”, http://moitruongachau.com/vn/de-xuat-mo-rong-trach-nhiem-nha-san-xuat-trong-quan-ly-chat-thai-ran-va- nhung-kinh-nghiem-tu-quoc-te.html, truy cập 26/4/2021.

Kết luận chƣơng 3

Chương III của luận văn đã đưa ra các phân tích về mức thuế quan, các biện pháp phi thuế quan mà Việt Nam áp dụng trong quá trình quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa, trong đó, chú trọng đến trình tự, thủ tục hải quan trong việc kiểm soát hàng hoá từ khi còn ở trên tàu vận tải, bốc dỡ và kiểm tra hàng hoá tại địa điểm thực tế. Các biện pháp chế tài được nêu ra ở cả lĩnh vực hành chính, dân sự và hình sự. Điều đó thể hiện được sự thống nhất của cả hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Ngoài ra, nội dung chương 3 đánh giá sự tương thích và phân tích những nguy cơ mà Việt Nam có thể gặp trong thực thi các cam kết quốc tế. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp xung quanh việc cải thiện cơ chế quản lý nhập khẩu cũng như giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhựa tái chế từ nước ngoài.

KẾT LUẬN

Nhập khẩu phế liệu nhựa được xem là giải pháp hữu ích để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất, phát triển ngành công nghiệp nhựa – tái chế. Tuy nhiên, sự khủng hoảng rác thải nhựa toàn cầu và lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa tại Trung Quốc đã khiến các quốc gia phải thay đổi chính sách mua bán phế liệu nhựa quốc tế của mình. Các nước phát triển ráo riết tìm kiếm các thị trường mới để giải phóng rác thải trong nước. Trong khi đó, những nước láng giếng Trung Quốc như Việt Nam, Malaysia, Singapore… có nguy cơ trở thành các “bãi chứa phế liệu” độc hại của thế giới nếu không có cơ chế quản lý phế liệu nhập khẩu chặt chẽ. Chính vì vậy, Việt Nam cần thiết phải xây dựng các biện pháp, chính sách quản lý để ngăn chặn những nguồn hàng hoá kém chất lượng, không thân thiện với môi trường để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người trước những hoá chất nguy hại từ phế liệu nhựa. Cần nói thêm, nguyên tắc bảo vệ môi trường đóng vai trò nền tảng xuyên suốt trong việc ban hành, thực thi các công cụ kiểm soát nhập khẩu.

Các rào cản môi trường mà Việt Nam sử dụng gồm biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan. Những rào cản này lại đưa nước ta dễ rơi vào các vụ tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thực hiện cam kết quốc tế về thúc đẩy tự do hoá thương mại, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang là thành viên của WTO và các hiệp định thương mại tự do. Các nguyên tắc trong thương mại quốc tế mà Việt Nam phải xem xét khi xây dựng nội dung quy định pháp luật của mình trong quản lý nhập khẩu bao gồm: (1) nguyên tắc không phân biệt đối xử (MFN và NT), (2) nguyên tắc tự do hoá thương mại (giảm thiểu và xoá bỏ biện pháp thuế quan, phi thuế quan), (3) Nguyên tắc minh bạch. Đối với nguyên tắc tự do hoá thương mại, việc cắt giảm các rào cản phi thuế quan được thể hiện bao trùm trong triệt tiêu các hạn chế định lượng, cơ chế quan lý của hải quan và các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Tất cả các nguyên tắc này đều được tập trung phân tích tại GATT của WTO và EVFTA.

Trong mối tương quan đó, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan mà Việt Nam áp dụng được quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Hải quan 2014 và các thông tư, nghị định, chỉ thị, công văn kèm theo để hướng dẫn thi hành. Trong đó, biện pháp thuế quan không được đánh giá cao trong việc ngăn chặn các nguồn phế liệu bẩn do bị ràng buộc bởi các biểu cam kết về thuế và không được phép tăng thêm các khoản phí nào ngoài thuế. Do đó, Việt Nam chủ trương ban

hành các quy định về cấm nhập khẩu một số loại phế liệu độc hại, chỉ cấp giấy phép nhập khẩu khi phế liệu nhựa nằm trong danh sách cho phép nhập khẩu và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bên cạnh phế liệu, nước ta còn ràng buộc các yêu cầu và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu để đảm bảo cơ sở vật chất, công nghệ xử lý phế liệu phù hợp, giảm thiểu sự ảnh hưởng của phế liệu nhựa trong quá trình bảo quản. Các doanh nghiệp còn cần ký quỹ để bảo đảm trách nhiệm của mình đối với việc xử lý hàng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu. Hàng hoá sau khi đã được kiểm tra bằng hệ thống manifest và đối chiếu sơ bộ về bản khai, trường hợp đáp ứng điều kiện dỡ phế liệu xuống cảng thì sẽ được cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục kiểm soát, kiểm tra tiếp theo. Ngược lại, chủ phương tiện vận tải, chủ doanh nghiệp phải đưa phế liệu nhựa không đạt yêu cầu tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trình tự thủ tục hải quan được thực hiện dưới sự phối hợp của cơ quan hải quan và tổ chức giám định thông qua biện pháp kiểm tra bằng mắt thường hoặc phương pháp lấy mẫu phân tích.

Việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, đơn giản hoá các thủ tục hải quan dẫn đến một số khó khăn cho Việt Nam trên thực tế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa. Mặt khác, hàng rào môi trường mà nước ta dựng lên cũng đặt trước khả năng rủi ro vi phạm các Hiệp định thương mại, nhất là nguyên tắc không phân biệt đối xử và thúc đẩy tự do hoá thương mại. Việc chứng minh tính “cần thiết” và “không tạo ra các hạn chế tương mại trá hình” để viện dẫn các ngoại lệ nhằm bảo vệ môi trường là điều rất khó có thể đáp ứng một cách toàn vẹn và đầy đủ.

Cuối cùng, luận văn đưa ra các giải pháp kiến nghị để cơ chế quản lý nhập khẩu khắc phục được những khó khăn của mình. Một là, học tập kinh nghiệm về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại một số quốc gia trên thế giới. Theo đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo, học hỏi và lựa chọn những nội dung hữu ích và phù hợp với thể chế pháp luật của mình để tăng cường sức mạnh cho các công cụ quản lý. Hai là, đề ra kế hoạch xây dựng nền kinh tế tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Có thể nói, nền kinh tế tuần hoàn chính là chìa khoá giải quyết mâu thuẫn giữa sự thừa rác thải nhựa và thụ động trong nguồn nguyên liệu nhựa phế liệu tại Việt Nam. Ba là, nâng cao trách nhiệm mở rộng của các doanh nghiệp bằng ERP và đầu tư cho công đoạn thu gom, phân loại rác thải để giải quyết tận gốc chất lượng của nguồn phế liệu nhựa nội địa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1.Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994;

2.Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA);

3.Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm;

4.Bộ Luật Hình sự 2015 (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015 được sửa đổi

bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017;

5.Bộ Luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;

6.Luật Bảo vệ môi trường 2014 (Luật số 55/2014/QH13) ngày 23/06/2014;

7.Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14) ngày 17/11/2020;

8.Luật Hải quan 2014 (Luật số 54/2013/QH13) ngày 23/6/2014;

9.Nghị định số 19/2015 / ND-CP của Chính phủ ngày 2/2/2015 quy định chi tiết

một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

10.Nghị định số 38 2015 NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2015 về Quản lý chất thải và phế liệu;

11.Nghị định số 40/2019 NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2019 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

12.Nghị định số 155 2016 NĐ - CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

13.Nghị định số 55 2021 NĐ – CP của Chính phủ ngày 24/5/2021 về sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 155 2016 NĐ – CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

14.Quyết định 28 2020 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 24/9/2020 về Danh

mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

15.Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày

14/8/2018 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép, nhựa, giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

16.Thông tư số 01/2019/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 09/1/2019

quy định về cửa khẩu nhập khẩu phế liệu;

17.Thông tư số 203/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014 Hướng dẫn

B. DANH MỤC CÁC VỤ KIỆN

18.Vụ kiện EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới Amiang và các sản phẩm chứa chất

này, WT/DS135, 28/5/1998;

19.Vụ kiện EEC – Hạt có dầu I, BISD 37S/86, 22/4/1998;

20.Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm thịt bò tươi, sấy khô và đông lạnh nhập, WT/DS169, 13/04/1999;

21.Vụ kiện Hoa Kỳ – Xăng dầu, WT/DS002, 24/1/1995;

22.Vụ kiện Nhật Bản – Đồ uống có cồn, WT/DS8, 21/6/1995;

23.Vụ kiện Tây Ban Nha – Quy chế thuế đánh trên cả phê chưa rang, BISD 28S/102, 11/6/1981;

24.Vụ kiện Úc – Trợ cấp đối với ammonium sulphate, BISD II/188, 3/4/1950.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

25.Dương Thị Phương Anh (Chủ nhiệm đề tài), Trương Thúy Mai, Nguyễn Ngọc

Tú, Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Thị Thanh Nga, Nguyễn Liên Hương, Hoàng Thị

Hiền (2017), Nghiên cứu cơ sở lý luận - kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất

thải nhựa trên biển, Cấp cơ sở, Vụ Khoa học và Công nghệ;

26.Vũ Hải Anh (2020), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội đưa

chất thải vào lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 6, tr.25 – 30;

27.Đặng Công Cường (2020), “Pháp luật bảo đảm quyền được sống trong môi

trường trong lành ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 8, tr.30 – 37;

28.Nguyễn Quỳnh Dung (2017), Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải

nguy hại qua biên giới và tiêu huỷ chúng – Vấn đề thực hiện tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội;

29.Lê Thị Anh Đào (2013), “Mối quan hệ giữa chủ quyền Quốc gia với thực hiện

các nghĩa vụ, cam kết quốc tế về môi trường”, Nghiên cứu lập pháp, Số 13(245),

tr.19 – 28;

30.Nguyễn Ngọc Anh Đào (2012), “Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển

chất thải nguy hại”, Nghiên cứu lập pháp, Số 20, tr. 51 – 56;

31.Phạm Thị Gấm (2020), “Kinh nghiệm một số quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền”, Tạp chí Môi trường, Số 6, tr.32-36;

32.Phan Thị Hương Giang (2020), “Công ước Basel về xử lý, kiểm soát vận chuyển

qua biên giới chất thải nguy hại và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước

33.Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt,NXB. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học; 34.Trần Linh Huân (2019), “Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể kinh

doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 1,

tr.43 – 48;

35.Trần Thị Thu Huyền (2019), “Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi các

FTA thế hệ mới”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tr.23 – 24;

36.Nguyên Khôi (2020), “Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 78 - 90)