Các quy định của pháp luật luôn có những ngoại lệ, cho phép các nước thành viên áp dụng những biện pháp đặc biệt để mục tiêu phát triển của quốc gia mình không bị ảnh hưởng bởi quá trình tự do hoá thương mại.
Điều XX(b) GATT khẳng định rằng “không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản” các quốc gia thành viên WTO áp dụng những biện pháp để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật hay thực vật. Căn cứ vào điều khoản này, chúng ta hoàn toàn có quyền xây dựng các quy định, chính sách để hạn chế sự nhập khẩu tràn lan các loại phế liệu nhựa nguy hại vào lãnh thổ Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường, cuộc sống và sức khoẻ của người dân.
Điều đáng lưu ý ở đây chính là điều kiện để các quốc gia thành viên áp dụng ngoại lệ không thực hiện nghĩa vụ cam kết của mình không phải dễ dàng. Điều XX GATT quy định một cách minh thị rằng “đối với mọi bảo lưu mà quốc gia áp dụng không được trở thành công cụ độc đoán hay phí lý hay tạo ra sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế”. Trên thực tế, các điều luật của WTO không có một định nghĩa nào về “sự cần thiết”, “công cụ độc đoán hay phi lý” và “sự hạn chế trá hình” đối với thương mại quốc tế.
Riêng xác định tính “cần thiết” của các biện pháp thương mại đã vô cùng phức tạp, bởi lẽ cần căn cứ vào quan điểm mỗi quốc gia và từng vụ việc cụ thể. Cơ quan phúc thẩm của WTO cho rằng “cần thiết” có ý nghĩa gần với khái niệm “không thể thay thế” hơn là “đóng góp vào”56
. Để làm giảm các tác hại đến môi trường có rất nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, quốc gia cần cân nhắc, so sánh các biện pháp thương mại, xem xét xem có tồn tại một biện pháp nào khác ít tạo ra thiệt hại hơn cho các đối tác thương mại, ít sai biệt hơn so với các quy định của WTO không. Trường hợp không thể tìm được một biện pháp nào có thể thay thế, hay nói cách khác biện pháp được áp dụng là tối ưu nhất, duy nhất để bảo vệ những lợi ích chính đáng của quốc gia mà cộng đồng quốc tế đều thừa nhận, thì nó được xem là lựa chọn hợp lý và cần thiết.
Bên cạnh đó, tính hiệu quả của biện pháp để bảo vệ môi trường cũng được xem là một tiêu chí để đánh giá tính “cần thiết”. Tuy nhiên, để thực hiện một mục tiêu nào đó cần sự hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau của một hệ thống quy định và sự nỗ lực
56
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Hàn Quốc – Các biện pháp nhằm vào thịt bò, WT/DS169/AB/R,
của chính phủ. Do đó, rất khó để tách rời từng biện pháp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc thực hiện mục tiêu mà quốc gia đặt ra.
Đặc biệt, tính “cần thiết” của biện pháp còn tuỳ vào tình hình thực tế của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, sự bùng nổ của rác thải nhựa và lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa đã tạo ra nguy cơ Việt Nam trở thành nơi chứa đựng rác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Và do đó, theo quan điểm của Việt Nam thì việc cấm nhập khẩu một số loại phế liệu nhựa cũng như một số chính sách khác là cần thiết. Cũng theo cơ quan phúc thẩm của WTO, mục tiêu các quốc gia mong muốn xây dựng và bảo vệ càng thiết thực, càng quan trọng, có sức tác động lớn đến cộng đồng và xã hội thì các biện pháp mà nhà nước sử dụng càng dễ được chấp nhận là “cần thiết”57.
Như vậy, khi áp dụng biện pháp liên quan đến nhập khẩu phế liệu nhựanhằm bảo vệ con người, môi trường và sức khoẻ cộng đồng, Việt Nam cần xem xét tính cần thiết của nó. Các yếu tố tình hình thực tế của quốc gia, sự tương quan giữa lợi ích và rủi ro khi áp dụng các hạn chế thương mại để đạt được mục tiêu cần được đặt trong cùng một mối quan hệ để có một sự đánh giá tổng quan và hợp lý.
Ngoài điều kiện về tính “cần thiết”, để có thể viện dẫn ngoại lệ chung, biện pháp đó không được tạo nên một “công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau”, hoặc tạo nên sự “hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế”. Sự “hạn chế trá hình” được hiểu là các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại của nước khác, mang tính phân biệt đối xử một cách phi lý nhưng được biện minh vì lý do môi trường, bảo vệ con người mà các quốc gia
thường sử dụng58
. Một cách tổng quát, “hạn chế trá hình” và “công cụ phân biêt đối xử độc đoán hay phi lý” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những “công cụ phân biệt” này tạo nên sự “hạn chế trá hình” trong thương mại quốc tế.
So với nguyên tắc không phân biệt đối xử tại Điều I và Điều III GATT, các công cụ phân biệt đối xử quy định tại Điều XX GATT có sự khác biệt ở tính chất “độc đoán” và “phi lý” và chúng áp dụng trong mối tương quan “giữa các nước có cùng điều kiện như nhau”. Thuật ngữ “các nước có cùng điều kiện như nhau” bao hàm sự so sánh không chỉ giữa các nước xuất khẩu, mà cả các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu59.
57
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Hàn Quốc – Các biện pháp nhắm tới thịt bò, WT/DS169/AB/R,
11 12 2000, đoạn 162.
58
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ – Xăng dầu, WTDS002/AB/R, 29/4/1996.
59
Các ngoại lệ chung này còn được tái khẳng định tại Điều 2.22.1 của Hiệp
định EVFTA “Chương này không ngăn cản một trong các Bên tiến hành các biện
pháp phù hợp với quy định tại Điều XX của Hiệp định GATT 1994, cùng với các ghi chú và quy định sửa đổi, được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với các sửa đổi phù hợp”.