Chế tài các hành vi vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 65 - 68)

Về bản chất, mọi hành vi sai phạm liên quan đến phế liệu đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy thoái môi trường đất, nước, không khí cũng như sức khoẻ của người dân. Xuất phát từ những nguy hại đó, các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của các tổ chức cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời để hạn chế tối đa thiệt hại. Theo Điều 164 Luật BVMT 2014, nguyên tắc mà pháp luật môi trường đặt ra trong việc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân và người đứng đầu trực tiếp đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phải khắc phục hậu quả cũng như bồi thường thiệt hại.

Không chỉ là xử phạt đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; trong quá trình quản lý, theo dõi và kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, cán bộ công chức nếu lợi

100

dụng quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật101. Luật BVMT 2020 quy định về xử lý vi phạm cũng tương tự với luật BVMT 2014, tuy nhiên bổ sung biện pháp chế tài phạt vi phạm hành chính bên cạnh hình thức kỷ luật và trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, công chức.

Dựa trên nguyên tắc về xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Luật BVMT 2014, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị chế tài theo các hình thức phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra.

Thứ nhất, phạt vi phạm hành chính

Nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa chủ yếu là rơi vào chế tài phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 155 2016 NĐ – CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được sửa đổi bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 55 202 NĐ – CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ, các hành vi vi phạm pháp luật quản lý phế liệu nhựa có mức phạt tiền tối thiểu là 20 triệu đồng và tối đa là 1 tỷ đồng tuỳ vào tính chất, mức độ của hành vi.

Đặc biệt là các vi phạm mang tính chất cố tình, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường như không đáp ứng về kho bãi lưu giữ phế liệu, không có công nghệ đáp ứng để xử lý nhập phế liệu vượt quá khối lượng hoặc buôn bán chuyển giao phế liệu của mình cho tổ chức cá nhân khác trái pháp luật đều có mức phạt rất cao, từ 100 triệu đến 250 triệu đồng. Mức phạt này thể hiện được sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với đối tượng vi phạm, gây bất lợi về mặt tài sản đồng thời tăng cường tính răn đe, phòng ngừa chung.

Ngoài ra, hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tối thiểu là 03 tháng cho tới 12 tháng tuỳ từng hành vi cụ thể cũng được áp dụng. Điều này đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp không thể nhập khẩu phế liệu để cung ứng nguyên liệu cho cơ sở sản xuất của mình.

101

Thứ hai, trách nhiệm hình sự

Hành vi cố tình nhập khẩu rác thải không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường có thể bị truy tố thành tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam theo Điều 239 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2017). Ngoài mức phạt tiền từ 200 triệu cho đến 1 tỷ đồng đối với việc đưa từ “1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; hoặc 70.000 kilôgam đến

dưới 170.000 kilôgam chất thải khác”102

, Nhà nước còn áp dụng biện pháp phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, mức phạt cao nhất là 10 năm tù.

Đối với trường hợp pháp nhân gây ra sự cố môi trường đến mức không thể có khả năng khắc phục hậu quả thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn103. Đây được xem là hình phạt cao nhất dành cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường. Theo các báo cáo khoa học, phế liệu nhựa có thể mất hàng trăm năm để phân huỷ104, việc thải bỏ phế liệu tại lãnh thổ một quốc gia có thể gây ra những tác hại rất lớn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong thời gian dài.

Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định chủ thể làm ô nhiễm môi trường phải bồi thường nếu gây ra thiệt hại, ngay cả khi chủ thể đó không có lỗi. Điều này có nghĩa là yếu tố lỗi không còn là một trong những tiêu chí để xem xét trách nhiệm bồi thường. Các hành vi nhập khẩu phế liệu trái phép hoặc không đáp ứng các quy chuẩn và điều kiện của pháp luật có thể gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường. Các thiệt hại có thể kể tới như là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

nhân bắt nguồn từ việc suy giảm chức năng của môi trường105. Theo nguyên tắc xử lý

trách nhiệm đối với các chủ thể gây ô nhiễm môi trường, cả Luật BVMT 2014 và Luật BVMT 2020 đều khẳng định người nào gây ra ô nhiễm thì phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Khoản 2, Điều

102

Khoản 1, Điều 239 BLHS 2017.

103

Điểm d, khoản 4 Điều 239 BLHS 2017.

104

Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt (VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), tlđd (7), pp.25 – 26.

105

130 Luật BVMT 2020 còn bổ sung quy định, ngoài bồi thường thiệt hại thì chủ thể gây thiệt hại phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại.

Mặc dù vậy, việc xác định thiệt hại trên thực tế là rất khó ước chừng. Không như những hàng hoá khác, phế liệu nhựa ngay khi cập cảng và làm các thủ tục thông quan có thể không phát sinh lập tức các ảnh hưởng nguy hại. Những thiệt hại về suy thoái đất đai, ô nhiễm nguồn nước, không khí dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho sức khoẻ con người từ phế liệu chỉ phát sinh sau một thời gian dài. Có nghĩa là, về bản chất hành vi nhập khẩu phế liệu không đủ điều kiện chưa thể gây ra thiệt hại, mà thường là sau khi tiến hành các hoạt động tái chế, xử lý các tạp chất đi kèm. Do đó, khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý đến các hậu quả gây thiệt hại tiềm tàng của phế liệu cũng như xác định trách nhiệm chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và cả chủ thể thực hiện công tác quản lý nếu có dấu hiệu tiêu cực.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 65 - 68)