Nguyên tắc đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 40)

Là một trong hai thành tố quan trọng của nguyên tắc không phân biệt đối xử, quy chế đãi ngộ quốc gia thiết lập trách nhiệm của quốc gia trong việc đối xử bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ nội địa và hàng hoá nhập khẩu.

Điều III.4 GATT quy định: “Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá”.

Có thể nói, nguyên tắc NT chi phối trực tiếp các biện pháp thương mại của quốc gia thành viên bao gồm thuế nội địa, phí và lệ phí trong nước và các quy định nội địa đối với hàng hoá, dịch vụ. Đối với thương mại hàng hoá, quốc gia thành viên phải đảm bảo các quy định, các mức thuế, các chế độ mà nước nhập khẩu áp dụng cho hàng nội địa cũng phải được áp dụng cho các nước thành viên WTO

Điều III.2 GATT khẳng định hàng hoá nội địa không được biệt đãi, ưu ái hơn

hàng nhập khẩu50. Ngoài ra, hàng nhập khẩu không phải chịu sự đối xử kém thuận

lợi hơn trên cơ sở tỷ lệ nội địa hoá51 hoặc quy định tỷ lệ nhất định của sản phẩm

phải được cung cấp từ nguồn nội địa52. Trên cơ sở pháp lý đó, WTO ràng buộc các

quốc gia không được quyền áp dụng chế độ ưu đãi hơn dựa trên xuất xứ hàng hoá

49

Lời mở đầu và Điều 2.1, 2.2 Hiệp định TBT.

50

Điều III.2 GATT: “Các khoản thuế và các khoản thu nội địa khác áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu không

được phép cao hơn các khoản thuế và các khoản thu nội địa khác áp dụng cho sản phẩm tương tự trong nước”.

51

Điều III.1 GATT

52

hay là tỷ lệ nội địa hoá. Thực chất, việc ưu đãi hơn cho ngành hàng trong nước rất dễ xảy ra đối với một số ngành công nghiệp trẻ, triển vọng như ngành công nghiệp tái chế nhựa tại Việt Nam. Để thúc đẩy phát triển và bảo vệ hàng hoá trong nước, các quốc gia thường ban hành những chính sách rất tinh vi để tạo ra sự đối xử khác biệt với hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ, quốc gia ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số loại phế liệu với lý do là bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường, nhưng lại cho phép các cơ sở trong nước sử dụng các loại phế liệu đó. Những điều này đem lại nguy cơ cao cho các tranh chấp thương mại.

Các hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định TBT cũng được yêu cầu không được tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý giữa các sản phẩm nhập khẩu so với hàng hóa

tương tự được sản xuất trong nước của thành viên đó53

. Bên cạnh WTO, các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) cũng tái khẳng định nguyên tắc này trong nội dung ký kết của mình54.

Mặc dù vậy, trong Hiệp định SCM về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM), WTO vẫn cho phép nước thành viên sử dụng các biện pháp, chính sách cần thiết để hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay đối với các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn. Và việc này không được xem là tạo ra sự phân biệt đối xử theo nguyên tắc NT theo quy

định tại Điều 8.1(c) Hiệp định SCM và đi kèm với một số điều kiện nhất định55

. Rõ ràng, các quốc gia có thể dựa vào Điều 8.1.(c) Hiệp định SCM để áp các biện pháp trợ cấp cho ngành công nghiệp tái chế trong nước ở khía cạnh hỗ trợ phát triển thu gom phân loại, với mục đích xúc tiến nâng cấp phương tiện hạ tầng phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp. Nhưng trên thực tế rất khó áp dụng bởi cần đáp ứng yêu cầu khá nghiêm ngặt như hãng phải chịu khó khăn, gánh nặng tài chính lớn. Bên cạnh đó, SCM khẳng định đây chỉ là biện pháp nhất thời không thể kéo dài quá lâu, cũng như chi phí hỗ trợ đầu tư cũng có sự hạn chế nhất định.

53

Điều 2.1 Hiệp định TBT.

54

Điều 2.4 Hiệp định EVFTA.

55

Điều 8.1(c) Hiệp định SCM yêu cầu các điều kiện: “(i) là một biện pháp nhất thời không kéo dài; (ii) giới

hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; (iii) không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ, những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; (iv) phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình giảm tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất kỳ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được; (v) được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay quy trình sản xuất mới”

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)