Nguyên tắc quản lý nhà nước về Thừa phát lại

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 30)

QLNN là một hoạt động có mục đích. Những mục đích cơ bản định ra trước

cho hoạt động quản lý và kết quả của việc đạt được mục đích đó phản ánh hiệu quả

của việc quản lý. Hiệu quả của quản lý vì vậy phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đối với TPL thì hoạt động QLNN phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Một là, nguyên tắc bảo đảm sự QLNN đối với tổ chức và hoạt động của VPTPL. Việc thực hiện thí điểm chế định TPL thời gian qua đã chứng tỏ đây là chế định cần thiết trong đời sống pháp lý và là một nhu cầu tự nhiên của xã hội, góp phần thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta. Hoạt động của các VPTPL không chỉ góp phần giảm tải công việc cho Tòa án, Cơ quan THADS mà còn tạo điều kiện cho người dân lựa chọn phương thức THA thích hợp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các Cơ quan THADS trong việc đổi mới phương thức hoat động. Tuy nhiên, TPL là một chế định mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên nhận thức của người dân còn hạn chế về chế định này; nội dung QLNN về TPL rất đa dạng, trong khi đó cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về TPL còn đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện. Để tổ chức và hoạt động của các VPTPL đi vào nề nếp, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng gia tăng của người dân và xã hội, cần có sự quyết tâm phối hợp thực hiện không chỉ của bản thân mỗi TPL, mỗi VPTPL mà còn phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành cũng như sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan QLNN có thẩm quyền về TPL.

Hai là, nguyên tắc bảo đảm sự độc lập và tự chịu trách nhiệm của TPL. TPL là một chức danh được Nhà nước bổ nhiệm khi đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật và được Nhà nước trao quyền để thực hiện một số công việc theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, trong quá trình thực hiện công việc thì TPL hoạt động độc lập, chỉ tuân thủ các nguyên tắc về quy chế hoạt động mà pháp luật quy định, về đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan và chỉ chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, TPL phải tự chịu trách nhiệm về những công việc mà TPL đã làm. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, TPL không được làm một số việc theo quy định của pháp luật như: Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng, nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích… Nếu vi phạm thì TPL sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật như: Tạm đình chỉ hành nghề, miễn nhiệm TPL…

Ba là, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hoạt động của VPTPL. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hoạt động của VPTPL được hiểu là sự tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật của các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý hoạt động của các VPTPL. Việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hoạt động của VPTPL đòi hỏi hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong hoạt động của VPTPL, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, theo đúng các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Đồng thời, phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong QLNN về hoạt động của VPTPL.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)