Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 41)

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của riêng lĩnh vực TPL mà còn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của ngành tư pháp và của cả hệ thống chính trị, nhằm kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên thực tế. Thông qua công tác

26 Điều 22 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TPL

thông tin, tuyên truyền mà người dân cập nhật được thông tin chính xác, cụ thể về TPL và những lợi ích thiết thực của chế định này, góp phần nâng cao dân trí pháp lý, ý thức pháp luật trong nhân dân, đồng thời tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Theo quy định pháp luật hiện hành thì “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thừa phát lại”28.

1.4.6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại

Thứ nhất, hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm

Kiểm tra, thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý, luôn gắn liền với quản lý và là hoạt động không thể thiếu trong lãnh đạo, quản lý, bởi lẽ tổ chức và hoạt động của bất cứ tổ chức, cá nhân nào mà không có cơ chế thanh tra, kiểm tra thì không đạt được mục đích của quản lý. Đối với tổ chức và hoạt động của các TPL, pháp luật chưa có quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra, tuy nhiên vấn đề xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định tương đối rõ ràng:

Trường hợp Thừa phát lại vi phạm: tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, TPL có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ TPL; xử lý hình sự, nếu có thiệt hại thì phải bồi thường. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử lý vi phạm bằng hình thức miễn nhiệm và thu hồi thẻ TPL. Việc xử lý về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Văn phòng thừa phát lại vi phạm: ngoài việc bị xử lý như trường hợp TPL vi phạm thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, VPTPL có thể bị xử lý bằng hình thức tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc chấm dứt hoạt động.

Thứ hai, hoạt động giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo

Trong QLNN, hoạt động thanh tra, kiểm tra gắn liền với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức trước những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do TPL không phải là Công chức nhà nước, hoạt động của TPL là hoạt động dịch vụ, tự chủ về tài chính nên về nguyên tắc việc giải quyết khiếu nại đối với hoạt động của TPL không được thực hiện theo trình tự giải

quyết khiếu nại, tố cáo như trong hoạt động hành chính29. Theo quy định tại Điều

70 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL thì các khiếu nại

28 Khoản 1 Điều 68 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TPL

29 Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Nghĩa (2010), Tìm hiểu chế định Thừa phát lại và các biểu mẫu nghiệp

liên quan đến tổ chức và hoạt động của TPL, VPTPL được giải quyết theo các cách thức khác nhau, cụ thể:

- Việc giải quyết khiếu nại về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại; tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại; thành lập, đăng ký hoạt động, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại.

- Việc giải quyết khiếu nại về tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Bên cạnh đó, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tổ chức và hoạt động của TPL được quy định tại Điều 72 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, các tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến việc thực hiện công việc của Thừa phát lại do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự. Đối với các tranh chấp về việc lập vi bằng thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đồng thời, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL cũng quy định mang tính nguyên tắc về việc giải quyết tố cáo trong hoạt động của

TPL, theo đó:“Việc tố cáo và giải quyết tố cáo trong hoạt động Thừa phát lại thực

hiện theo quy định của pháp luật tố cáo”30. Bên cạnh đó, Nghị định này cũng quy

định về việc kiểm sát hoạt động của TPL như sau: “Hoạt động tống đạt giấy tờ, hồ

sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án của Thừa phát lại chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án dân sự, Nghị định này và pháp luật có liên quan”31.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)