Hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn quản lý nhà nước về Thừa phát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 65)

phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác QLNN đối với TPL tại TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn vừa qua đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tương đối hiệu quả, giúp hoạt động TPL dần đi vào nề nếp và thu được những kết quả tương đối khả quan khi đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội bước đầu như giảm tải nhân lực, thời gian và chi phí, đảm bảo các hoạt động tư pháp được nhanh hơn, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng quá tải trong công việc của Tòa án, Cơ quan THADS. Tuy nhiên, công tác QLNN về TPL trong thời gian qua cũng tồn tại một số hạn chế như sau:

Một là, việc ban hành và triển khai áp dụng văn bản pháp luật về TPL vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót, gây khó khăn cho các hoạt động của TPL, nhất là hoạt động xác minh điều kiện THA và trực tiếp tổ chức THA. Mặc dù chức danh TPL do Nhà nước tuyển chọn, bổ nhiệm theo trình tự, thủ tục chặt chẽ nhưng pháp luật hiện hành còn hạn chế thẩm quyền của TPL. Chẳng hạn, quy định tại Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cho phép TPL có thẩm quyền tổ chức THA nhưng lại không cho phép TPL có thẩm quyền phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản cũng như yêu cầu các tổ chức tín dụng phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản, từ đó gây khó khăn cho TPL trong thực tiễn thực hiện hoạt động tổ chức THA. Điển hình như vụ việc VPTPL Quận Bình Thạnh tổ chức thi hành Bản án số 13/2012/DS-ST ngày 06/4/2012 của TAND Quận Bình Thạnh về việc tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản. Trong quá trình thi hành án, Văn phòng đã ra Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án bằng biện pháp phong tỏa tài khoản của công ty A tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Thành phố Hồ Chí Minh cùng với quyết định khấu trừ tiền

đối với công ty A. Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Nam Việt đã từ chối thực hiện theo yêu cầu khấu trừ tiền trong tài khoản của Văn phòng Thừa phát lại Quận Bình Thạnh với lí do Công văn số 5060/NHNN-PC ngày 15/7/2013 của Ngân hàng nhà nước cho rằng Thừa phát lại không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nên không thuộc đối tượng có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản, trích chuyển tiền gửi của khách hàng (trừ khi khách hàng

đồng ý), từ đó làm giảm đi khả năng hoạt động của TPL53. Chính hạn chế nêu trên

đã khiến cho hoạt động tổ chức THA của TPL gặp nhiều hạn chế trong thực tiễn hoạt động.

Bên cạnh đó, văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TPL vẫn có hiệu lực pháp lý chưa cao khi văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh chi tiết về tổ chức và hoạt động của TPL mới chỉ dừng lại ở Nghị định của Chính phủ nên trong quá trình áp dụng pháp luật khó tránh khỏi mâu thuẫn, xung đột về nội dung giữa Nghị định với các luật có liên quan, làm hạn chế hiệu lực hoạt động của TPL. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 45 và Điều 56 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL thì hoạt động xác minh hoạt động THA của TPL sẽ căn cứ theo quy định của Luật Thi hành án dân sự cũng như việc thực hiện các thủ tục về thi hành án của TPL sẽ theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật thi hành án dân sự. Trong trường hợp có sự xung đột giữa Nghị định 08/2020/NĐ-CP và Luật THADS thì sẽ ưu tiên áp dụng Luật THADS. Đồng thời, theo quy định tại Điều 70, Điều 71 và Điều 72 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL thì trong quá trình hoạt động của TPL, nếu phát sinh khiếu nại, tố cáo, tranh chấp thì sẽ áp dụng các quy định chung tại Luật Khiếu nại, tố cáo, thi hành án dân sự… để giải quyết do Nghị định 08/2020/NĐ-CP không quy định cụ thể về các nội dung này.

Hai là, công tác thông tin, tuyên truyền cho hoạt động của TPL chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến tình trạng một số cán bộ, công chức chưa biết cũng như chưa hiểu rõ về chế định TPL. Tại Tọa đàm công tác thừa phát lại khu vực phía Nam, các trưởng văn phòng TPL cho biết trên thực tế, nhiều cán bộ chính quyền địa phương không biết đến tổ chức TPL nên đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của TPL, nhất là trong hoạt động tống đạt giấy tờ như: Chủ tịch xã không biết TPL là

53 Nguyễn Tiến Pháp, Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, http://www.thuaphatlaithuduc. vn/vn/hoan-thien-to-chuc-va-hoat-dong-cua-thua-phat-lai.html, truy cập ngày 23/04/2020

ai nên không nhận, cán bộ tư pháp nhận nhưng 15 ngày sau trả lại giấy tờ...54

Trong Báo cáo về Tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm chế định TPL trên địa bàn

TPHCM, UBND TPHCM cũng nhận định: “Một số cơ quan nhà nước hữu quan

vẫn còn nhận thức chưa thật rõ ràng, đầy đủ và còn thiếu sự thống nhất về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Thừa phát lại. Từ đó dẫn đến việc triển khai một số công việc để thực hiện thí điểm chế định này chưa được thông suốt, đồng bộ”55 mà nguyên nhân là do “hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về Thừa phát lại chưa đạt yêu cầu đề ra”56.

Đồng thời, vẫn còn nhiều người dân cũng chưa biết hoặc biết nhưng chưa yên tâm sử dụng lâu dài dịch vụ do TPL cung cấp vì không hiểu rõ về bản chất của hoạt động này. Cũng trong Báo cáo về Tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm chế định TPL trên địa bàn TPHCM, UBND TPHCM xác định hạn chế trong công tác thông tin

tuyên truyền về TPL là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng: “Người

dân vẫn còn biết chưa đầy đủ về tất cả những công việc mà Thừa phát lại được làm, chưa quen với loại hình dịch vụ mới mẻ này nên còn tâm lý e ngại, chưa thật tin tưởng đối với một số việc do Thừa phát lại thực hiện”57. Từ trước đến nay, các công việc trong lĩnh vực hoạt động tư pháp ở nước ta đều do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cho nên khi tổ chức TPL ra đời thì đối với nhiều người vẫn chưa biết rõ thông tin về chức năng, vai trò của tổ chức này nên họ vẫn chưa quen nhìn nhận và mạnh dạn sử dụng TPL như một dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hoạt động tư pháp để hỗ trợ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Qua kết quả khảo sát đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thí điểm TPL tại TPHCM thì có gần 80% người dân được khảo sát biết về TPL nhưng đối với các hoạt động của TPL (xác minh điều kiện THA, tổ chức THA…) thì chỉ có 30%

người dân được khảo sát cho biết sẽ sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu58. Do đó, dù

công tác thông tin, truyền thông, quảng bá, giới thiệu cho hoạt động của TPL được thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng qua đánh giá của UBND TPHCM thì công

54 Hoàng Điệp, Nhiều cán bộ không biết thừa phát lại là gì, https://tuoitre.vn/nhieu-can-bo-khong-biet-thua- phat-lai-la-gi-651112.htm (truy cập ngày 14/08/2020)

55 Báo cáo số 199/BC-UBND ngày 10/8/2015 của UBND TPHCM về tổng kết, đánh giá thí điểm TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh

56 Báo cáo số 199/BC-UBND ngày 10/8/2015 của UBND TPHCM về tổng kết, đánh giá thí điểm TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh

57 Báo cáo số 199/BC-UBND ngày 10/8/2015 của UBND TPHCM về tổng kết, đánh giá thí điểm TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh

58 Theo Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố (Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp).

tác này chưa mang tính thường xuyên, liên tục nên vẫn chưa phát huy được hiệu quả cao nhất59.

Ba là, việc đào tạo đội ngũ TPL vẫn còn nhiều hạn chế do Nhà nước ta chưa có cơ chế ưu đãi cụ thể để thu hút cá nhân tham gia hành nghề TPL. Trong Báo cáo về Tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm chế định TPL trên địa bàn TPHCM, UBND TPHCM xác định một trong những bất cập về nguồn nhân lực TPL chính là việc đội ngũ TPL cũng như Thư ký nghiệp vụ TPL chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu mà chủ yếu được được bổ nhiệm từ những người là luật sư, người công tác trong các lĩnh vực pháp luật khác hoặc các Cử nhân Luật mới ra trường đối với Thư ký nghiệp vụ nên còn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện các

mảng công việc của TPL60. Bất cập này dẫn đến thực tiễn hoạt động của đội ngũ này

tồn tại nhiều sai sót về trình tự, thủ tục cũng như yếu kém về chuyên môn, điển hình như vụ việc sau: Quyết định số 05/QĐ-TPL của TPL Quận 1 ghi kê biên, xử lý tài sản căn nhà ở đường Nguyễn Văn Thủ (phường Đa Kao) không thể hiện việc kê biên, xử lý đối với cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà nên Quyết định này đã bị Viện trưởng VKSND Quận 1 kháng nghị vì quyết định cưỡng chế không đúng nội dung bản án, không có căn cứ điều luật áp dụng, tài sản không đầy đủ; Hồ sơ thiếu các thủ tục quan trọng như không có hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu THA, trả đơn yêu cầu THA không ghi rõ căn cứ, điều khoản áp dụng; Bản án, Quyết định được đưa ra

thi hành là bản photocopy, không có giá trị pháp lý61... Bên cạnh đó, số lượng TPL

còn ít so với nhu cầu công việc ngày càng tăng, trình độ nghiệp vụ của các TPL không đồng đều, nhiều người chưa có thực tiễn trong việc tổ chức thi hành án nên hiệu quả hoạt động TPL (nói chung) và công tác tổ chức THADS của TPL (nói riêng) chưa cao62.

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của TPL vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian qua, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chấp hành pháp luật của TPL đã không được các cơ quan chức năng hoạt động thường xuyên. Theo đó, việc kiểm tra, giám sát chủ yếu thông qua công tác báo cáo

59 Báo cáo số 199/BC-UBND ngày 10/8/2015 của UBND TPHCM về tổng kết, đánh giá thí điểm TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh

60 Báo cáo số 199/BC-UBND ngày 10/8/2015 của UBND TPHCM về tổng kết, đánh giá thí điểm TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh

61 Phạm Dũng, Thừa phát lại đụng đâu sai đó, https://nld.com.vn/phap-luat/thua-phat-lai-dung-dau-sai-do- 20140723232516179.htm, truy cập ngày 02/07/2020.

62 Báo cáo số 199/BC-UBND ngày 10/8/2015 của UBND TPHCM về tổng kết, đánh giá thí điểm TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh

hoạt động của TPL cũng như qua phản ánh thông tin từ người dân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan thông tấn báo chí. Điển hình như vụ việc ông Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng VPTPL Gò Vấp đã sai phạm trong việc lập 85 vi bằng ghi nhận bà Nguyễn Thị Giang tặng cho quyền sử dụng đất tại phường Hiệp Thành, Quận 12. Theo đó, bà Nguyễn Thị Giang có khu đất tại phường Hiệp Thành chưa có giấy tờ chủ quyền hợp lệ và đang có tranh chấp, chồng lấn với đất quốc phòng, không đủ điều kiện để chuyển nhượng, tặng cho. Bà Giang yêu cầu VPTPL Gò Vấp lập vi bằng cho giao dịch dẫn đến việc nhiều người dân nhận chuyển nhượng nhiều lô đất thông qua hợp đồng tặng cho được lập vi bằng. Quá trình lập vi bằng không giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng, khiến người dân hiểu nhầm về việc vi bằng của TPL chính là các văn bản công chứng, chứng thực. Vụ việc sau đó phát sinh tranh chấp, dẫn đến việc nhiều người dân khiếu nại đến các cơ quan chức năng tại Trung ương. Sau khi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo UBND TPHCM xử lý nghiêm vi phạm của VPTPL Gò Vấp thì UBND TPHCM mới chỉ đạo STP TPHCM lập đoàn kiểm tra và xử lý vi

phạm của VPTPL này63. Hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về hoạt

động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với các công việc của TPL. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên là do quy định pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của TPL nên các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong việc triển khai thực hiện hoạt động này64.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)