Sau khi đã được đào tạo, bổi dưỡng nghiệp vụ cũng như rèn luyện các kỹ năng chuyên môn thì các ứng viên có thể được bổ nhiệm làm TPL. Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như cấp và thu hồi thẻ TPL, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tiêu chuẩn, thẩm quyền và thủ tục bổ nhiệm thừa phát lại
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL thì các ứng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây mới có thể được bổ nhiệm là TPL:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề TPL quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề TPL.
Một người muốn được bổ nhiệm làm TPL phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ xin bổ nhiệm TPL bao gồm: Đơn đề nghị bổ nhiệm làm TPL; Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu; Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật; Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét, nếu thấy đủ điều kiện thì có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn xin làm TPL biết. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm TPL trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
Người được bổ nhiệm làm TPL được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ TPL22.
Thứ hai, về việc miễn nhiệm, thẩm quyền và thủ tục miễn nhiệm thừa phát lại
TPL có thể được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
- Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
- Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
- Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
- Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án 23.
Trường hợp miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm TPL phải có đơn đề nghị miễn nhiệm gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm TPL. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem
xét, quyết định miễn nhiệm TPL24. Sau đó, trong thời hạn 07 ngay làm việc, kể từ
ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm TPL, Sở Tư pháp nơi TPL
hành nghề xóa tên TPL khỏi Danh sách TPL và ra quyết định thu hồi Thẻ TPL25.
Như vậy, thẩm quyền và trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như cấp, thu hồi thẻ TPL được pháp luật hiện hành quy định hết sức chặt chẽ, cụ thể và
23 Khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TPL
24 Khoản 1 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TPL
chi tiết. Theo đó, một người đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật sẽ được bổ nhiệm và cấp thẻ TPL, khi miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc bị miễn nhiệm trong các trường hợp theo quy định pháp luật, TPL bị thu hồi thẻ TPL. Quy định như vậy không chỉ xuất phát từ tính chất công việc của TPL mà còn nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về cơ hội nghề nghiệp giữa các ngành nghề pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực tư pháp trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.