Thực trạng quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 61)

phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

2.2.1.1. Thực tiễn ban hành và triển khai thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Nhằm xác định sự cần thiết, tính hiệu quả của chế định TPL trong hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động THADS nói riêng, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số cơ quan có liên quan xây dựng “ Đề án thực hiện thí điểm chế định TPL tại TP.Hồ Chí Minh”, xác định việc triển khai thực hiện thí điểm chế định TPL tại một số tỉnh, thành phố là một nội dung quan trọng của ngành tư pháp từ năm 2006 đến 2010, đồng thời nhận định sự cần thiết và khả năng áp dụng mô hình này trên phạm vi toàn quốc. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 19/02/2009, quy định thời gian thực hiện thí điểm là 03 năm (từ năm 2009 đến năm 2012)40. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà các cơ quan có thẩm quyền chậm triển khai thực hiện thí điểm, đến ngày 21/5/2010 Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh mới cấp giấy đăng ký hoạt động cho 05 VPTPL đầu tiên. Như vậy, tính đến tháng 7 năm 2012 thì thời gian thực hiện thí điểm mới chỉ được hơn 02 năm, tức là thời gian thực tế thí điểm chỉ bằng 2/3 thời gian theo Nghị Quyết của Quốc Hội và Đề án mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Nhận thấy quy định trên của Nghị quyết số 24/2008/QH12 sẽ dẫn tới những nhận thức khác nhau về hoạt động của TPL sau ngày 01/7/2012, Sở Tư pháp TPHCM đã ban hành Công văn số 3062/STP-BTTP ngày 13/7/2012 báo cáo, kiến nghị Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp đã kịp thời ban hành Công văn số 5866/BTP-TCTHA ngày 20/7/2012 hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của TPL sau ngày 01/7/2012,

trong đó khẳng định: “Các VPTPL đã được thành lập và đăng ký hoạt động sẽ tiếp

tục hoạt động trong thời gian này”41. Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định về tổ chức và hoạt động của TPL.

40 Điểm b Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 19/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt đề án thực hiện thí điểm chế định TPL tại TP. Hồ Chí Minh.

41 Công văn số 5866/BTP-TCTHA ngày 20/7/2012 của Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của TPL sau

Vào đầu năm 2013, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL”. Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 510/QĐ-

TTg ngày 25/3/2013, trong đó khẳng định:“tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL

tại TP.Hồ Chí Minh; duy trì hoạt động của các VPTPL đã được thành lập và thành lập thêm một số VPTPL tại TP.Hồ Chí Minh. Mở rộng việc thí điểm chế định TPL từ 12 đến 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…”42. Trên cơ sở Đề án của Chính phủ, theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và nhằm xác định các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2013-2015 để thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL, UBND TP.Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 về ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm chế định TPL tại TP.Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đăng ký của các địa phương, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính lựa chọn và phê duyệt Đề án thí điểm TPL của 12 tỉnh, thành phố, quyết định mở rộng địa bàn thực hiện thí điểm chế định TPL tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long). Đối với TP.Hồ Chí Minh, mở rộng thêm một số VPTPL tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố43.

Từ thực tế mở rộng thí điểm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các tỉnh, thành phố triển khai áp dụng thí điểm chế định TPL, đồng thời kịp thời hướng dẫn những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về TPL, ngày 18/10/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Nghị định số 135/2013/NĐ-CP quy định mở rộng thẩm quyền, phạm vi hoạt động và sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới phù hợp hơn cho tổ chức và hoạt động của TPL so với Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, quá trình áp dụng Nghị định số 135/2013/NĐ-CP gặp một số vướng mắc, đồng thời nhận thấy các Thông tư và Thông tư liên tịch được ban hành trước đó không còn phù hợp với thực tế mở rộng thí điểm, Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh đã báo cáo và đề xuất giải pháp gửi Bộ Tư pháp phối hợp các cơ quan có liên quan kịp thời ban hành các

42 Mục II, Điều 1 Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp

tục thực hiện thí điểm chế định TPL.

43 Điều 1 Quyết định số 1531/QĐ-BTP ngày 24/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc chọn địa phương

văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như: Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP- NHNNVN ngày 17/01/2014 của Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xác minh điều kiện THA của TPL tại các tổ chức tín dụng....

Sau khi Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định TPL được ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1084/KH-UBND ngày 15/3/2016 về thực hiện chế định TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội, trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 và Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13. Tiếp đó, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 2628/KH-STP ngày 28/4/2016 triển khai thực hiện chế định TPL theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội tại Sở Tư pháp. Trong năm 2017, Sở Tư pháp tiếp tục tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung theo Kế hoạch số 1084/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố và Kế hoạch số 2628/KH-STP của Sở Tư pháp cũng như xây dựng dự thảo và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xin ý kiến Bộ Tư pháp đối với Đề án quy hoạch mạng lưới TPL trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều ý kiến góp ý cho Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ việc xây dựng, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động TPL trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Như vậy, có thể khẳng định: Trong giai đoạn vừa qua, UBND và Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã thực hiện công tác ban hành và triển khai thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TPL một cách kịp thời, hiểu quả, góp phần quan trọng trong việc xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản pháp luật của ngành.

2.2.1.2. Thực tiễn tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại

Mặc dù hoạt động dưới hình thức xã hội hóa nhưng TPL là một chức danh tư pháp do Nhà nước bổ nhiệm, nhân danh và được sử dụng quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp nên việc bổ nhiệm TPL đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết đối với công việc mới mẻ và còn nhiều khó khăn này có ý nghĩa quan trọng đến quá trình thí điểm. Bên cạnh đó, Thư ký nghiệp vụ TPL giúp TPL thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định và cũng có tiêu chuẩn nhất định. Nhằm hướng dẫn về mặt nghiệp vụ, cung cấp những kiến thức cơ bản, đáp ứng kịp thời yêu cầu về nhân sự trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ Tư

pháp và UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề nhằm bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho TPL và Thư ký nghiệp vụ, cụ thể:

-Tổng Cục THADS, Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh và Học viện Tư pháp đã

phối hợp tổ chức các khóa tập huấn về TPL. Đối tượng tham gia các khóa tập huấn rất đa dạng (bao gồm Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên, Luật sư, Thư ký Tòa án, Thư ký THA…), tổng cộng có 407 người tham gia khóa học và được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ về TPL. Trong đó, lớp tập huấn TPL khóa đầu tiên tổ chức năm 2009 tại TP.Hồ Chí Minh, đã cấp chứng chỉ cho 46/48 học viên tham gia khóa học; lớp tập huấn TPL khóa 2 tổ chức năm 2011 tại TP.Hồ Chí Minh, thời gian đào tạo 10 ngày, với 97/103 học viên tham gia khóa học được cấp chứng chỉ; lớp tập huấn TPL khóa 3 tổ chức năm 2013 tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, có tổng cộng 264 học viên được cấp chứng chỉ (tại Hà Nội là 152 học viên, tại TP.Hồ Chí Minh là 112 học viên)44...

-Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về tống đạt văn bản, lập

vi bằng và trực tiếp THA do Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh và Cục THADS TP.Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện. Trong đó có 100% TPL và Thư ký nghiệp vụ đang làm việc tại các VPTPL tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.

Mặt khác, hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm về nghề TPL trên thế giới cũng được đặc biệt quan tâm như:

-Phối hợp với nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức 02 lớp bồi dưỡng về TPL

tại TP.Hồ Chí Minh nhằm giúp cho TPL nước ta có thêm thông tin, kinh nghiệm về hoạt động của TPL tại Cộng hòa Pháp.

-Phối hợp với Tổng cục THADS trong khuôn khổ chương trình đối tác tư pháp, tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ về TPL cho đội ngũ TPL và Thư ký nghiệp vụ TPL45.

-Thành lập Đoàn khảo sát kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của TPL tại Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Bulgaria và Cộng hòa Hy Lạp. Việc tìm hiểu mô hình TPL tại các nước trên thế giới thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho việc thí điểm

44 Nguyễn Thị Phíp, Bùi Nguyễn Phương Lê (2014), “Đào tạo, bồi dưỡng TPL – hiện tại và tương lai”, Tạp

chí dân chủ và pháp luật, (số chuyên đề tháng 2), tr 82-85.

45 Báo cáo số 108/BC-UBND ngày 25/7/2012 của UBND TP.Hồ Chí Minh về kết quả triển khai thực hiện thí

TPL ở nước ta, đặc biệt là kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của TPL tại Pháp và kinh nghiệm trong việc chuyển đổi mô hình THA công sang TPL tư nhân tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường như Cộng hòa Bulgaria.

Ngoài ra, UBND TP.Hồ Chí Minh cũng đang phối hợp với Tổng cục THADS và Học viện Tư pháp thông báo chiêu sinh khoá đào tạo nghiệp vụ để bổ nhiệm TPL; phối hợp với Học viện tư pháp xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng

cho TPL trên cơ sở nhu cầu của TPL phát sinh trong thực tiễn công việc46.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ TPL và Thư ký nghiệp vụ TPL cũng là một trong những công tác quan trọng hàng đầu vì mặc dù bản thân TPL đã có kinh nghiệm trong công tác pháp luật và đã hoàn thành lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức nhưng do trong giai đoạn thí điểm nên việc đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự bài bản, chưa đảm bảo về thời lượng, chưa sâu về nghiệp vụ. Do vậy, bên cạnh việc phối hợp với các đơn vị của Bộ Tư pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm thì Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ động tiến hành khảo sát ý kiến (bằng phiếu) của các VPTPL, Tòa án nhân dân, Cơ quan THADS, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan Thuế, Ngân hàng về chất lượng hoạt động của TPL và Thư ký nghiệp vụ TPL để xác định trọng tâm về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cần bồi dưỡng, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn cho TPL, Thư ký nghiệp vụ TPL nhằm năng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này.

2.2.1.3. Thực tiễn bổ nhiệm, miễn nhiệm và cấp, thu hồi thẻ Thừa phát lại

Mặc dù hoạt động dưới hình thức xã hội hóa nhưng TPL là một chức danh tư pháp do Nhà nước bổ nhiệm, nhân danh và được sử dụng quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp nên việc bổ nhiệm TPL đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết đối với công việc mới mẻ và còn nhiều khó khăn này có ý nghĩa quan trọng đến quá trình thí điểm. Bên cạnh đó, Thư ký nghiệp vụ TPL giúp TPL thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định và cũng có tiêu chuẩn nhất định. Với nhận thức đó, công tác tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục đề nghị bổ nhiệm TPL được Sở Tư pháp thực hiện rất chặt chẽ, rà soát kỹ tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định pháp luật và các tiêu chí lựa chọn theo thống nhất

giữa Ủy ban nhân dân Thành phố với Bộ Tư pháp. Tính đến cuối tháng 7/2020, tổ chức bộ máy của 11 VPTPL tại Thành phố Hồ Chí Minh có 110 TPL, 78 thư ký nghiệp vụ và 63 nhân viên khác. Sau khi được bổ nhiệm, TPL được cấp thẻ và sử dụng thẻ TPL. Bên cạnh đó, miễn nhiệm TPL theo nguyện vọng cá nhân của TPL cho 09 người47. Đối với những trường hợp này thì họ sẽ bị thu hồi thẻ TPL.

2.2.1.4. Thực trạng thành lập, đăng ký hoạt động và giải thể, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại

Để đảm bảo tính pháp lý cũng như công khai, minh bạch trong việc giải quyết hồ sơ liên quan đến hoạt động TPL, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu, ban hành theo thẩm quyền quy trình, tiêu chuẩn bổ nhiệm TPL, tiêu

chí và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập, đăng ký hoạt động VPTPL48. Trên cơ sở

rút kinh nghiệm việc thực hiện quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập VPTPL các đợt trước, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập VPTPL ban hành kèm theo Quyết định số 3056/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2013 và Sở Tư pháp đã tổ chức thực hiện tốt Quy định này. Việc thẩm định hồ sơ thành lập VPTPL đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, đúng quy định của pháp luật và đảm bảo sự công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)