Tổng kết, đánh giá hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 44)

Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động của các VPTPL là nhiệm vụ quan trọng trong QLNN, đặc biệt khi chế định TPL đang mở rộng áp dụng chung trên phạm vi

30 Điều 71 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TPL

cả nước. Thông qua hoạt động tổng kết, đánh giá mà các cơ quan QLNN có thể nắm bắt thông tin, số liệu thực tế, đưa ra những kết luận chính xác, nêu lên được mặt mạnh, mặt tồn tại về tình hình tổ chức và hoạt động của các VPTPL. Qua đó, giúp các cơ quan QLNN rút kinh nghiệm, kịp thời xây dựng, đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, chính sách pháp luật trong giai đoạn tiếp theo.

Như vậy, nội dung QLNN đối với các TPL rất rộng, trên tất cả các mặt từ tổ chức nhân sự của các VPTPL đến các lĩnh vực hoạt động của TPL. Để hoạt động QLNN về TPL được thực hiện một cách hiệu thì việc phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ, sự quyết tâm của tất cả các cấp, các ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động này là hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

QLNN về TPL là hoạt động mang tính chất quyền lực hành chính của Nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định thực hiện. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dùng các biện pháp, công cụ có được nhằm tác động lên quá trình tổ chức và hoạt động TPL làm cho quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật và đạt mục tiêu mà Nhà nước mong muốn.

Chế định TPL được thực hiện thí điểm bắt đầu từ năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng đến 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thực hiện công tác QLNN về TPL thuộc về trách nhiệm của các chủ thể: Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định TPL và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định TPL. Nội dung của công tác QLNN về TPL bao gồm: Ban hành theo thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TPL; Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra hoạt động TPL; Bồi dưỡng, đào tạo TPL; Bổ nhiệm, miễn nhiệm TPL; cấp, thu hồi thẻ TPL; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của TPL theo quy định của pháp luật...

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)