Bảo quản tài sản bị kê biên là quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 31)

Bảo quản tài sản thi hành án là hoạt động có tính phổ biến trong THADS. Đây là một trong những nhiệm vụ mà CHV phải thực hiện sau khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản.

Hoạt động này được tiến hành sau khi CHV thực hiện việc kê biên tài sản của người phải thi hành án. Đây là hoạt động có tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo cho tài sản liên quan đến việc thi hành án không bị tẩu tán, hủy hoại hoặc làm giảm giá trị của tài sản. Tùy thuộc vào từng loại tài sản, tính chất, công dụng cũng như khả năng bảo quản tài sản, CHV quyết định hình thức bảo quản theo quy định của luật.

Điều 58 Luật THADS năm 2014 quy định về phương thức bảo quản tài sản thi hành án, là (1) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng, bảo quản; (2) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản; (3) Bảo quản tại kho của cơ quan THADS.

Căn cứ để CHV giao bảo quản tài sản thi hành án là dựa vào nội dung bản án, quyết định; tính chất của tài sản, tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để quyết định về chủ thể bảo quản. Thông thường, việc giao tài sản cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng, bảo quản ngoài việc căn cứ vào tính chất của vụ việc thi hành nêu trên, còn dựa vào khả năng và điều kiện bảo quản của người bảo quản.

Đối với tài sản thế chấp là QSDĐ của HGĐ, thông thường giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng, bảo quản. Bởi lẽ, QSDĐ của HGĐ gắn liền với việc sinh tồn của người phải thi hành án và người thân thích của họ. Đây là tư liệu sản xuất đảm bảo mưu sinh của người phải thi hành án và các thành viên trong gia đình. Về nguyên tắc, cơ quan THADS, một mặt, buộc người phải thi hành án phải thi hành các quyết định trong bản án, quyết định, mặt khác, bảo đảm tính nhân đạo trong thi hành pháp luật. CHV sẽ không giao QSDĐ của HGĐ cho các chủ thể nêu trên bảo quản nếu họ có khả

năng hủy hoại hoặc tấu tán tài sản làm ảnh hưởng đến việc thi hành án, quy định tại Điều 46 Luật THADS năm 2014.

Giao QSDĐ của HGĐ cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng, bảo quản là biện pháp giúp cho việc thi hành án thuận lợi cũng như tạo điều kiện cho người phải thi hành án, người thân thích của họ dễ dàng hơn trong việc giải quyết chổ ở, mưu sinh nhưng biện pháp này cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng.

Theo quy định tại khoản 5 của Điều Luật trên, người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế sau khi kê biên, CHV gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao QSDĐ của HGĐ cho người bảo quản thực hiện việc bảo quản. Những khó khăn này thường là:

Thứ nhất, người đang quản lý, sử dụng tài sản từ chối nhận bảo quản và cũng không đồng ý giao QSDĐ để tổ chức, cá nhân khác bảo quản. Ngược lại, nếu CHV giao cho người khác bảo quản QSDĐ của HGĐ thì CHV phải tổ chức cưỡng chế trục xuất họ ra khỏi nhà, đất nhưng pháp luật THADS chưa quy định về hình thức cưỡng chế này. Chẳng hạn:

Tình huống bảo quản tài sản là QSDĐ sau khi kê biên9

Theo quyết định thi hành án số 305/TĐYC ngày 03/7/2012 của Chi cục THADS huyện X, bà Nguyễn Thị B, trú tại: thôn V, xã Y, huyện X, phải thi hành khoản thanh toán nợ, cụ thể: Bà Nguyễn Thị B phải thanh toán trả cho bà Nguyễn Thị A số tiền: 5.000.000.000đ (năm tỷ đồng).

Qua xác minh, bà B có tài sản là QSDĐ diện tích 70m2 tại thửa đất số 425, tờ bản đồ số 3 ở thôn V, xã Y, huyện X, Thành phố Hà Nội. GCNQSDĐ mang tên vợ chồng bà Nguyễn Thị B. Bà Nguyễn Thị B có đơn đề nghị kê biên mảnh đất nói trên để thi hành án trả bà A. Chi cục THADS huyện X tiến hành kê biên diện tích đất nói trên và tạm giao tài sản kê biên cho vợ chồng bà Nguyễn Thị B quản lý. Sau khi cơ quan thi hành án kê biên mảnh đất, thì có người đã xây dựng lên trên mảnh đất kê

9

https://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=794, truy cập lúc 22h ngày 20.6.2021.

biên 01 ngôi nhà tạm, mái tôn. Chính quyền địa phương và hộ liền kề không xác định được ai là người đã xây dựng ngôi nhà tạm đó. Việc phát sinh tài sản trên đất sau khi kê biên đã gây rất nhiều khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án của CHV.

Trong vụ việc này, tác giả nhận thấy:

Một, việc Chi cục THADS huyện X tạm giao tài sản kê biên cho vợ chồng bà B quản lý là phù hợp và đúng luật.

Hai, theo Điều 117 Luật THADS năm 2014, trường hợp này không thuộc điều chỉnh của pháp luật.

Ba, theo Khoản 5 Điều 58 Luật THADS năm 2014, người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 4 Điều 112 Luật THADS năm 2014, trong thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên, người được tạm giao không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, hoặc góp vốn bằng QSDĐ; không được làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất; không được sử dụng đất trái mục đích. Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực THADS và bị xử lý quy định tại Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15.7.2020 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; THADS; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Với các quy định như trên về hướng xử lý người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản, thì việc không xác định được ai là người đã xây dựng ngôi nhà tạm trên đất thì không thể xử lý.

Kiến nghị:

Với bất cập nêu trên, theo tác giả, Điều 13 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP cần bổ sung quy định:

Một, sau khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền trên đất, Chấp hành viên sẽ giao nhà, đất đó cho người đang quản lý sử dụng, được tiếp tục quản lý, sử dụng. Trường hợp họ từ chối nhận bảo quản và cũng không đồng ý giao nhà đất để Chấp hành viên giao cho tổ chức, cá nhân khác quản lý thì Chấp hành viên có quyền tổ chức cưỡng chế trục xuất họ ra khỏi nhà để tránh mất mát, hư hao tài sản đã kê biên hoặc có khó khăn khác khi thi hành án (như trồng

thêm cây lâu năm, xây cất, sửa chữa). Tài sản này Chấp hành viên giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản tiến hành bảo quản.

Hai, bổ sung điểm h Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15.7.2020 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

Điều 64. Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

h) Được giao bảo quản tài sản nhưng không thực hiện tốt việc bảo quản.

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 31)