Hoạt động kiểm sát thi hành ándân sự của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 142 - 144)

II. Thực trạng công tác kiểm sát việc tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

2.Hoạt động kiểm sát thi hành ándân sự của Viện kiểm sát nhân dân

Qua công tác trực tiếp kiểm sát đối với Cơ quan thi hành án dân sự 2 cấp, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai nhận thấy một số hồ sơ thi hành án thẩm định giá, bán đấu giá tài sản có dấu hiệu thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản… Cũng có không ít trường hợp thẩm định giá không đúng quy trình dẫn đến kết quả thẩm định giá không phù hợp với giá trị thực của tài sản. Việc tổ chức bán đấu giá không đúng trình tự, thủ tục, thậm chí còn có hiện tượng một số đối tượng hoạt động mang tính “xã hội đen” tham gia vào quá trình bán đấu giá nhằm mục đích ép giá dẫn đến tài sản thi hành án không bán được, phải giảm giá nhiều lần, sau đó mới bán được, làm giảm giá trị của tài sản, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự.

Có trường hợp người phải thi hành án là tổ chức tín dụng khi cho vay thì thẩm định giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thật của tài sản thế chấp. Khi phát mãi tài sản để thi hành án thì các tổ chức tín dụng làm việc với các trung tâm, tổ chức thẩm định giá “đề nghị” thẩm định giá phù hợp với giá tại thời điểm cho vay nên khi bán đấu giá phải giảm giá nhiều lần không bán được tài sản đã kéo dài thời gian

tổ chức thi hành án và cũng không phản ánh đúng giá trị thật của tài sản và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.

Trên thực tế còn có trường hợp người phải thi hành án lợi dụng quy định về định giá lại tài sản để yêu cầu định giá lại nhằm kéo dài thời gian thi hành án. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp các trung tâm, tổ chức thẩm định giá lợi dụng kẽ hở để chối bỏ trách nhiệm khi thẩm định giá không đúng quy trình gây thiệt hại cho đương sự. Cụ thể khi Cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thẩm định giá lần đầu với trung tâm thẩm định giá, tại chứng thư thẩm định giá xác định giá tài sản thẩm định quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thật của tài sản, dẫn đến đương sự khiếu nại và yêu cầu thẩm định định giá lại với trung tâm, tổ chức thẩm định giá khác. Tại chứng thư thẩm định giá lần 2 lại xác định giá tài sản cao hơn hoặc thấp hơn tại chứng thư thẩm định lần 1. Qua xác minh giá thị trường nhận thấy kết quả thẩm định giá lần 2 xác định giá trị tài sản sát với giá thị trường, như vậy kết quả thẩm định giá lần 1 không khách quan, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Theo quy định của Luật THADS, chi phí thẩm định giá lại do người yêu cầu định giá lại chịu trừ trường hợp Chấp hành viên vi phạm nghiêm trọng dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản, như vậy trong trường hợp này, mặc dù lỗi là do trung tâm thẩm định giá lần đầu đã thẩm định không khách quan nhưng người yêu cầu định giá lại vẫn phải chịu chi phí, đây được coi là một bất cập.

Trong quá trình thực hiện các quy định về bán đấu giá tài sản, nhiều trường hợp cơ quan thi hành án đã phó mặc việc bán tài sản cho các tổ chức bán đấu giá, việc ký hợp đồng bán đấu giá giữa các cơ quan thi hành án với tổ chức bán đấu giá chưa chặt chẽ, nhất là điều khoản liên quan đến việc thanh toán tiền bán tài sản dẫn đến đa số tổ chức bán đấu giá lợi dụng để giữ lại tiền bán đấu giá trong thời gian dài nhằm hưởng lợi.

Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 đã quy định rõ Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án trong đó có hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án của tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá. Và để việc kiểm sát không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá, Quy chế công tác kiểm sát THADS, THAHS được ban hành theo Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày 20/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã quy định: “Việc trực tiếp kiểm sát tại cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến thi hành án dân sự chỉ tiến hành

khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự”. Mặc dù, Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, tuy nhiên đến hiện nay Bộ Tư pháp vẫn chưa thống nhất quan điểm mà cho rằng tổ chức đấu giá tài sản không phải là tổ chức có liên quan đến hoạt động thi hành án và hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án của tổ chức đấu giá tài sản không thuộc đối tượng kiểm sát của VKSND dẫn đến việc thực hiện chức năng, quyền hạn của VKSND gặp nhiều khó khăn. Đến tại thời điểm này khó khăn này vẫn chưa được tháo gỡ.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Viện kiểm sát không tiếp cận hồ sơ ở giai đoạn Cơ quan THADS ký hợp đồng thẩm định giá, bán đấu giá với các trung tâm mà chỉ thông qua việc Cơ quan THADS gửi các thông báo bán đấu giá hoặc các Quyết định giảm giá mới nắm bắt được việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đã kê biên. Kiểm sát viên cũng không trực tiếp tham gia các phiên đấu giá để kiểm sát việc bán đấu giá mà chỉ khi bán đấu giá thành đến giai đoạn giao tài sản cho người mua trúng đấu giá, Viện kiểm sát mới kiểm sát hồ sơ. Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc thẩm định giá, bán đấu giá mới yêu cầu tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các vụ việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án để kiểm sát theo quy định.

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 142 - 144)