Việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 135 - 138)

4. Quyền yêucầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu thi hành án:

2.2. Việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm

Quan điểm thứ 1: Việc Ngân hàng ra thông báo trong thời gian như vậy là đúng, vì: Theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản đó”. Trong trường hợp để bảo đảm cho cây cà phê

không bị chết do thời tiết nắng nóng dẫn đến giảm giá trị tài sản bảo đảm nên Ngân hàng đã thu hồi nhanh chóng và bán tài sản bảo đảm là phù hợp.

Quan điểm thứ 2: Thời gian thu giữ và bán tài sản của ngân hàng là không đúng vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong trường hợp này là: “Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm, lý do thu giữ tài sản bảo đảm”, nhưng trong trường hợp này Ngân hàng công khai thông tin chỉ có 11 ngày (Ngày 04/6/2018, Ngân hàng Gửi văn bản thông báo, Ngày 15/6/2018, Ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản thế chấp là 02 thửa đất, trên đất có 800 cây cà phê và căn nhà cấp 4 của ông V, bà N) là không bảo đảm thời gian để ông V, bà N biết tham gia làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông V, bà N. Đồng thời cây cà phê không có cơ sở xác định là tài sản có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị.

2.3.Về định giá tài sản bảo đảm

Quan điểm thứ 1 : Việc tự thuê tổ chức định giá để định giá tài sản bảo đảm của ngân hàng là đúng vì theo Điều 306 BLDS năm 2015 quy định bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Bên bảo đảm đã vi phạm nghĩa vụ và không hợp tác, trốn tránh nên việc cùng nhau thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm để xử lý là khó có thể thực hiện. Nên Ngân hàng thuê tổ chức định giá tài sản để bán trong trường hợp này là đúng.

Quan điểm thứ 2 : Việc tự thuê tổ chức định giá để định giá tài sản bảo đảm của ngân hàng không đúng vì BLDS năm 2005 không có quy định về định giá tài sản bảo đảm. Nghị định số 11/2012 quy định “ Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá bán tài sản bảo đảm” ; là quy định về thỏa thuận giá chứ không quy định là không thỏa thuận được thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản và tại khoản 2 Điều 306 BLDS năm 2015 quy định: “Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường”. Lúc này tổ chức định giá chắc chắn là do bên nhận bảo đảm thuê, cho nên việc định giá trị của tài sản liệu có khách quan và như thế nào là phù hợp với giá thị trường (cơ sở nào xác định giá thị trường vào thời điểm định giá) nhất là thị trường biến động không ngừng như thị

trường bất động sản. Ngoài ra đối với tài sản bảo đảm là cây cà phê thì lại càng khó xác định giá trị thị trường khi không được chăm sóc, tưới nước trong thời gian dài. Vì vậy, việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm để xử lý một cách khách quan, phù hợp với thị trường trong trường hợp này không bảo đảm.

2.4.Thủ tục đối với việc thực hiện quyền chuyển nhượng khi xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng

Theo quy định thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho bên mua được thực hiện ngay cả khi bên bảo đảm không hợp tác. Cụ thể: Điều 12 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN quy định trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì bên nhận bảo đảm được quyền ký ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu đó nhưng trong hồ sơ chuyển quyền phải bổ sung 01 bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT hướng dẫn cho Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Nghị định này đã hết hiệu lực. Cho nên trong thực tế hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó chủ yếu là Văn phòng đăng ký đất đai lại có nhiều cách làm khác nhau, có nơi chấp nhận thủ tục theo như Điều 12 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN nhưng có nơi không thực hiện nếu bên bảo đảm không ký hợp đồng chuyển nhượng. Trong trường hợp này Chi nhánh văn phòng đất đai của huyện không chấp nhận giải quyết.

Từ những bất cập, thiếu đồng bộ của văn bản pháp luật nên vướng mắc và có nhận thức khác nhau trong quá trình giải quyết. Vì thế, rất cần hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC để pháp luật được áp dụng thống nhất.

Ý kiến đề xuất: Theo quan điểm của chúng tôi nên xây dựng văn bản hướng dẫn về giao dịch bảo đảm theo BLDS 2015 thay thế Nghị định số 163/2006, trong đó giữ nguyên quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng và quy định trình tự, thủ tục, thời gian thu giữ tài sản cụ thể, rõ ràng.

Trên đây là ý kiến trao đổi của chúng tôi, rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn đọc và các chuyên gia pháp lý để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

PHỤ LỤC 11

Giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm sát việc tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

I. Khái quát chung về thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của hộ gia đình đình trong trong trong thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)