KẾT LUẬN CHƢƠN G

Một phần của tài liệu Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

- Việc sử dụng quyền này phải hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề;

KẾT LUẬN CHƢƠN G

Nội dung Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của căn cứ xác lập QVLĐQ BĐSLK nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của loại quyền này nói chung và các căn cứ xác lập quyền nói riêng. Dựa trên nguyên tắc “ý chí của ai làm phát sinh quyền”, căn cứ xác lập quyền có thể chia làm hai nhóm: căn cứ theo ý chí của chủ thể (theo thỏa thuận hoặc theo di chúc) và nhóm căn cứ theo quy định của pháp luật xuất phát từ ý chí của Nhà nước. Với tư cách là quyền có trên BĐS, việc xác lập quyền phải dựa trên những quy định của pháp luật, không thể xuất phát từ ý chí của một hay một nhóm chủ thể, dù rằng ý nghĩa xác lập quyền nhằm phục vụ lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng.

QVLĐQ là một quyền năng đặc biệt trong nhóm quyền đối với BĐSLK bởi tác động trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền, có thể gây ra những phiền lụy nhất định cho họ khi phải dùng BĐS của mình làm BĐS phục vụ cho việc khai thác bình thường BĐS của người khác. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu những căn cứ xác lập quyền về lối đi là một vấn đề cần được quan tâm và có quy định cụ thể, rõ ràng.

Tiếp theo, trong Chương 1, tác giả trình bày các căn cứ xác lập QVLĐQ BĐSLK trong pháp luật một số quốc gia và pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành. Pháp luật nước ngoài có những quy định khá tương đồng với pháp luật dân sự Việt Nam về các căn cứ xác lập quyền đối với BĐSLK nói chung, QVLĐQ BĐSLK nói riêng. Bên cạnh đó, một số quốc gia thừa nhận thời hiệu là một trong những căn cứ xác lập quyền còn pháp luật Việt Nam hiện chưa ghi nhận căn cứ này. Trong khi đó, thực tiễn xét xử cho thấy các tranh chấp liên quan đến nội dung này diễn ra khá nhiều và Tòa án tỏ ra lúng túng trong cách giải quyết khi pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Do vậy, cần thiết nghiên cứu pháp luật thực định cũng như pháp luật nước ngoài liên quan đến xác lập địa dịch theo thời hiệu để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về căn cứ xác lập QVLĐQ BĐSLK.

Tóm lại, qua những phân tích, tìm hiểu tại Chương 1 sẽ là tiền đề quan trọng khi phân tích thực trạng quy định pháp luật, cũng như những bất cập, hạn chế của những quy định này trong quá trình áp dụng thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật trong nội dung các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)