KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 49)

- Việc sử dụng quyền này phải hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề;

KẾT LUẬN CHƢƠNG

QVLĐQ BĐSLK có thể được xác lập theo ý chí của chủ thể, thông qua hình thức thỏa thuận hoặc di chúc. Quy định này là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các chủ sở hữu BĐS được xác lập quyền theo nhu cầu của mình mà không nhất thiết phải tuân theo các quy định của pháp luật, qua đó nhằm khai thác tốt hơn giá trị BĐS của chủ sở hữu BĐS hưởng quyền. Lối đi được tạo lập theo thỏa thuận hoặc theo di chúc có thể xuất phát từ mối quan hệ láng giềng hoặc từ bản thân BĐS bị vây bọc không thể đi ra đường công cộng, nên các chủ thể có thể thỏa thuận nhiều hơn một lối đi so với xác lập quyền theo quy định của luật, và cũng có thể lối đi này không phải là lối đi “thuận tiện” và “hợp lý” nhất.

Tuy nhiên, suy cho cùng thì thỏa thuận hay di chúc xác lập lối đi đều là một giao dịch dân sự. Do đó, giao dịch này phải tuân theo các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hoặc di chúc. Ngoài ra, trong Chương 2, tác giả còn phân tích và tham khảo pháp luật nước ngoài về các điều kiện để một quyền địa dịch thật sự gắn liền với BĐS, trở thành một vật quyền và được chuyển giao khi BĐS được chuyển giao. Qua đó, tác giả cũng đưa ra kiến nghị cần có quy định cụ thể về điều kiện xác lập quyền lối đi theo ý chí của chủ thể trong Nghị quyết. Theo đó, để một quyền thật sự gắn liền với BĐS thì thỏa thuận hoặc di chúc xác lập quyền phải thể hiện được ý chí của các bên về nội dung này và quyền này được xác lập vì mục đích khai thác bình thường BĐS chứ không phải vì mối quan hệ giữa các bên tham gia thỏa thuận hoặc một bên trong di chúc. Một khi đáp ứng được các điều kiện xác lập quyền để quyền này thật sự là một bộ phận gắn liền với BĐS thì nó sẽ được chuyển giao khi BĐS được chuyển giao, đây là hệ quả tất yếu mà bên nhận chuyển nhượng BĐS tiếp theo buộc phải chấp nhận, bất kể quyền lối đi trước đó đã được đăng ký hay chưa.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)