Phương hướng và mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 82 - 85)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống

3.1.1.1. Phương hướng phát triển làng nghề truyền thống

- Nghiên cứu xác lập mỗi làng lựa chọn một sản phẩm có nhiều ưu thế về phát triển ngành nghề, nguồn lực lao động, khả năng truyền nghề, du nhập nghề mới, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, … để phát triển sản phẩm đặc trưng của làng và phát triển thành làng nghề theo chương trình “mỗi làng một nghề” nhằm phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương và sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra bước chuyển biến cơ bản về ngành nghề ở khu vực nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong tỉnh và ngoài tỉnh; thu hút và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều “nhà” cùng tham gia phát triển ngành nghề; tạo ra những nghề mới, thêm nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường từng bước thay thế hàng đưa từ các tỉnh khác đó là định hướng đúng cần được quan tâm. Cụ thể:

+ Làng có nghề: dệt thổ cẩm, làm thịt trâu, bò, lợn khô; chế biến hải sản, đan lát, thêu, đúc khuy, cườm, kết hoa, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ nguyên liệu địa phương;

+ Phát triển làng nghề mới: Đan lưới, đan dụng cụ phục vụ cho nuôi, đánh bắt thủy sản trên hồ sông Đà ; chế biến hải sản (nước mắm, cá hấp, thủy sản khô, tôm, cá khô), đan lát, thủ công mỹ nghệ, sản xuất đũa, chế biến bánh tráng...;

- Phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh phải gắn với quy hoạch phát triển không gian đô thị. Việc phát triển không được tự phát mà phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CN, TTCN - Dịch vụ-Nông nghiệp.

- Phát triển làng nghề theo xu hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề dựa trên cơ sở một số mô hình đã thực hiện từ đó củng cố, phát triển sang các làng nghề khác. Mô hình cụm công nghiệp làng nghề được coi là khâu đột phá trong phát triển làng nghề ở trình độ mới với quy mô được nâng lên, hiện đại hơn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sự phát triển.

- Phát triển làng nghề truyền thống dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng làng nghề, địa phương. Từ đó có các chính sách xây dựng và phát triển hạ tầng trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân như hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc ...

- Quá trình phát triển làng nghề truyền thống không thể tách rời với việc bảo vệ môi trường, mà phải đặt trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng.

- Việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại là cơ sở quan trọng để phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực đồng thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

- Sự phát triển ổn định của làng nghề truyền thống cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, từ hỗ trợ gián tiếp thông qua thể chế và các chính sách kinh tế, đến hỗ trợ mang tính trực tiếp vào các lĩnh vực như thị trường, vốn, công nghệ ... và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý cơ sở đối với quá trình phát triển ở các làng nghề truyền thống.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống a) Mục tiêu chung

tranh cao; kết hợp du lịch làng nghề và sinh hoạt văn hoá - dân tộc, bảo tồn các lễ hội truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc để từng bước phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch trên cơ sở nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật để vừa phục vụ phát triển sản xuất vừa tạo điều kiện thu hút du khách tham quan và tiếp cận sản phẩm làng nghề;

- Khôi phục các làng nghề truyền thống có khả năng cạnh tranh cao và phát triển các làng nghề mới gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường bền vững. Chú trọng phát triển các ngành nghề TTCN sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 1000 lao đông) và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tăng phi nông nghiệp lo việc làm có thu nhập ổn định kinh tế, từng bước nâng cao mức sống nông thôn, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn;

- Phát triển TTCN, làng nghề gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống vừa nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm kết hợp với giữ gìn bản sắc văn hoá; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái; xây dựng làng nghề mới đồng thời với công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; Phát triển TTCN, làng nghề gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển các loại hình doanh nghiệp, HTX, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ phát triển phù hợp với quy hoạch; tạo ra sự gắn kết giữa các vùng nguyên liệu với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu, mặt khác phát triển công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2020, Sơn La sẽ bảo tồn, khôi phục và phát triển ổn định khoảng 12 bản nghề tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 2030 được 40 bản

nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo ra những sản phẩm độc đáo mang bản sắc văn hóa dân tộc được sản xuất tại địa phương. Thu hút tối thiểu 400 hộ tham gia các hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn, tập trung thu hút nhiều lao động như dệt thổ cẩm, mây tre đan ở các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Mộc Châu, Phù Yên và Thành phố. Xây dựng và hình thành các làng nghề: Làng nghề dệt thổ cẩm bản Dân Chủ, xã Chiềng Pấc; bản Mòn, xã Thôm Mòn (Thuận Châu), bản Hìn, phường Chiềng An (Thành phố); bản Thèn Luông, bản Đông Tấu, xã Chiềng Đông (Yên Châu); bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu). Làng nghề mây tre đan bản Hán, xã Chiềng Ly (Thuận Châu); bản Co Trai, xã Hát Lót (Mai Sơn); bản Thải Hạ, xã Mường Thải (Phù Yên); làng nghề sản xuất đồ gốm bản Cang Mường, xã Mường Chanh (Mai Sơn)...

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 82 - 85)